PhongThuyBetPhongThuyBet

Tự truyện nhiều vinh quang và không ít cay đắng của nhà báo Trần Mai Hạnh_mjallby

Tự truyện đầu tiên của nhà báo,ựtruyệnnhiềuvinhquangvàkhôngítcayđắngcủanhàbáoTrầnMaiHạmjallby nhà văn Trần Mai Hạnh -Sống đến bình minh(NXB Chính trị quốc gia Sự thật) vừa ra mắt độc giả.

Tại lễ ra mắt, bà Phạm Thị Thinh, Phó Giám đốc - Phó Tổng Biên tập NXB Chính trị quốc gia Sự thật bày tỏ tiếc nuối vì cuốn sách ra mắt hơi chậm, khi ông Trần Mai Hạnh đột ngột qua đời cách đây gần 1 tháng.

Bà Thinh cho biết, chưa từng đọc bản thảo nào nhanh như bản thảo mà nhà báo Trần Mai Hạnh gửi tới NXB.

"Nhà báo Trần Mai Hạnh gửi bản thảo cho chúng tôi sau Tết Giáp Thìn. Tôi đọc xong trong một đêm. Có thể nói, các tác phẩm của ông luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn, uyển chuyển, hài hòa giữa chất văn và chất báo, vừa bảo đảm tính lịch sử, thời sự của báo chí song cũng thấm đẫm chất trữ tình, bay bổng của văn chương. Điều này tạo nên nét riêng có trong tác phẩm của ông mà không lẫn với bất kỳ cây bút nào".

nam 8734.jpg
Trần Mai Anh - con gái nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh (Ảnh: Nam Nguyễn).

Xúc động nghẹn ngào khi người cha vừa khuất núi, chị Trần Mai Anh, con gái đầu của nhà văn, nhà báo Trần Mai Hạnh nói: “Đây không phải là cuốn sách cuối cùng. Trong tập bản thảo, trong máy tính của bố tôi còn một cuốn sách nữa, đang ghi trên bìa là Ngày ấy hôm nay. Chúng ta vẫn sẽ còn gặp nhau, vẫn còn được nhìn thấy nhau ở những tác phẩm phía trước của bố tôi. Một ngày nào đó, gia đình sẽ xuất bản, hoàn thành những điều mà ông đang làm dang dở”.

nam 8805.jpg
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều (Ảnh: Nam Nguyễn).

Có mặt tại lễ ra mắt, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khẳng định: "Trần Mai Hạnh đã lựa chọn tên tác phẩm đúng như cách ông đã sống với những trang viết xúc động, chân thực, để lại nhiều suy ngẫm cho người đọc". 

Tự truyện Sống với bình minhlà lát cắt ký ức của tác giả về các sự việc, câu chuyện, cảnh ngộ đã diễn ra trong cuộc đời và sự nghiệp của Trần Mai Hạnh. Trải qua những năm tháng là phóng viên chiến trường, nếm trải sự khốc liệt giữa lằn ranh sự sống và cái chết, có mặt chứng kiến, viết bài tường thuật đầu tiên về giờ phút lịch sử trưa 30/4/1975 tại Dinh Độc Lập, cho đến khi giữ cương vị Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Tổng thư ký Hội Nhà báo Việt Nam… ngay cả khi đã nghỉ hưu, đến giây phút cuối đời, ông vẫn luôn nhiệt thành, trách nhiệm với nghề báo, nghiệp văn.

W-z5381845925891-c1c94013750bf08f91950bd6edd23d63-1.jpg

Tuy nhiên, như ông đã từng tự bạch, cuộc đời làm báo của ông “không chỉ có vinh quang mà còn không ít cay đắng”. Không hề tránh né, tác giả đề cập những nghịch cảnh trong đời thường của mình với thái độ tôn trọng sự thật, trách nhiệm với những gì đã diễn ra.

Cuốn sách được viết bởi giọng văn thông tấn báo chí kết hợp với bút pháp văn học, trên cơ sở chắt lọc từ tập nhật ký ghi chép thường ngày được lưu giữ suốt nửa thế kỷ qua về những gì xảy ra, tận mắt chứng kiến của tác giả. 

Nhà báo Trần Mai Hạnh: Sức hút lớn nhất của 'Biên bản chiến tranh' là sự thật

Với tư cách là người viết, nhà báo Trần Mai Hạnh cho rằng, sức hút lớn nhất của Biên bản chiến tranh 1-2-3-4-75 là sự thật.

赞(64934)
未经允许不得转载:>PhongThuyBet » Tự truyện nhiều vinh quang và không ít cay đắng của nhà báo Trần Mai Hạnh_mjallby