Trong phiên chất vấn ngày 4/11,Đạihọcsốlàgiảiphápđộtpháchođàotạonhânlựtỷ số bóng đá c1 đào tạo nhân lực công nghệ thông tin (CNTT), giữ chân người tài và nhân lực CNTT ở địa phương là một trong các vấn đề được đại biểu quan tâm và chất vấn Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng.
Đại biểu Đào Chí Nghĩa (Đoàn ĐBQH Cần Thơ) dẫn Báo cáo số 158 ngày 29/10/2022, theo đó Bộ TT&TT đã đánh giá và nhận định việc đào tạo nhân lực chuyên trách về ứng dụng CNTT và chuyển đổi số đang thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng. Ông đặt câu hỏi về giải pháp khắc phục tình trạng này.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ, nhân lực làm việc trong lĩnh vực CNTT hiện xấp xỉ 1,2 triệu, song tính từ cao đẳng trở lên chỉ khoảng 550.000. Các nước châu Âu đặt mục tiêu đến năm 2030 có 5% dân số làm CNTT. Nếu Việt Nam đặt mục tiêu 2-3%, sẽ cần khoảng 2 đến 3 triệu nhân sự. Trong khi đó, mỗi năm các trường đại học và cao đẳng đào tạo khoảng 60.000 - 70.000 cử nhân. Vì vậy, đại học số chính là giải pháp đột phá.
Theo Bộ trưởng, đào tạo theo cách truyền thống đã đạt đến mức giới hạn: "Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giáo dục năm nay sẽ cấp 5 giấy phép về thí điểm đại học số". Nếu được thí điểm sớm, đây sẽ là một trong các giải pháp giúp chúng ta nhanh chóng có được nguồn nhân lực công nghệ số, không chỉ phục vụ chuyển đổi số Việt Nam mà cả những nước khác.
Bên cạnh đó, "nên có cách nhìn nhận mới là ngoài chuyện đại học, cao đẳng, mỗi một người Việt Nam cũng trở thành một người có kỹ năng về chuyển đổi số", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ. Bộ TT&TT đã vận hành nền tảng đào tạo trực tuyến One Touch được 6 tháng và có 10 triệu người truy cập để học tập. Nền tảng có phần dành riêng cho cán bộ, công chức tự học, tự đánh giá và sẽ được cấp chứng chỉ. Một giải pháp khác là nền tảng đào tạo số trực tuyến đến tất cả người dân để ai cũng có kỹ năng về chuyển đổi số, không chỉ dựa vào nguồn nhân lực chuyển đổi số.
Một vấn đề khác được đưa ra chất vấn là giải pháp trước mắt và lâu dài trong việc phát triển và giữ chân đội ngũ CNTT ở cấp xã, phường, thị trấn. Theo đại biểu Dương Minh Ánh (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội), chúng ta đang trong lộ trình xây dựng Chính phủ số, chính quyền điện tử, áp dụng công nghệ cho các dịch vụ công từ cấp Trung ương đến địa phương.
Muốn vậy, phải có đội ngũ đủ trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Tuy nhiên, theo đại biểu Dương Minh Ánh, ở cấp xã, phường, thị trấn - nơi triển khai trực tiếp các dịch vụ công nhiều nhất với người dân - lại không có vị trí việc làm và biên chế cho cán bộ chuyên trách CNTT, thiếu cơ chế để giữ chân họ.
Giải đáp vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thông tin, lực lượng làm CNTT trong cơ quan nhà nước hiện chỉ có 0,9%. Tỉ lệ ở các nước khác đều khoảng 10%, đặc biệt ở Mỹ là 15% và văn phòng Tổng thống là 20%. Đây là con số đáng suy nghĩ.
Bộ trưởng cho rằng, việc giữ chân được cán bộ chuyên trách CNTT liên quan đến cơ chế ưu đãi mà cả hệ thống chính trị không thể ưu đãi cho một lĩnh vực A, B nào đó. Công nghệ số khác CNTT ở chỗ nó là lực lượng sản xuất, thực thi. Do vậy, chúng ta sẽ xây dựng các nền tảng số và trợ lý ảo, sử dụng AI để đỡ phần việc của cán bộ CNTT, giảm gánh nặng cho họ, phù hợp với mức lương đang nhận, tức là cần đầu tư vào nền tảng.
Theo Bộ trưởng, trước đây chúng ta thường làm CNTT theo cách bỏ tiền ra đầu tư, vận hành, khai thác, thậm chí bỏ tiền nuôi người để phát triển. Tuy nhiên, lương kỹ sư CNTT bên ngoài, chẳng hạn lập trình viên đã là 35 triệu đồng, không thể trả trong hệ thống công chức. Do đó, Bộ trưởng đề xuất thay đổi cách làm, đó là tăng cường thuê ngoài, người làm CNTT trong nhà nước cơ bản trở thành người đặt hàng, người hướng dẫn.
Du Lam