“Cuộc đua số” là cuộc thi công nghệ được FPT tổ chức thường niên từ năm 2016 - 2017. Trong năm đầu tiên được tổ chức,êngiaFPTUberchiasẻbíquyếtthànhcôngvớisinhviêncôngnghệtỷ lệ tỷ số cuộc thi “Cuộc đua số” năm 2016 - 2017 có chủ đề “Xe không người lái”. Diễn ra từ tháng 11/2016 đến tháng 5/2017, đây là cuộc thi lập trình điều khiển xe không người lái và đua xe trên sa hình mô phỏng đường phố thật tại Việt Nam.
Cuộc thi đã thu hút hơn 500 thí sinh từ 26 trường đại trên cả nước tham dự. Sau 8 trận thi đấu vòng loại tại các trường đại học trên toàn quốc (từ ngày 9/1 - 18/1), 8 đội thi xuất sắc nhất đến từ ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội), Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH FPT, ĐH CNTT (ĐH Quốc gia TP.HCM), Học viện Kỹ thuật Quân sự, ĐH Bách khoa TP.HCM và ĐH Lạc Hồng đã lọt vào vòng chung kết.
8 đội thi giành quyền vào vòng chung kết “Cuộc đua số” đã được FPT trang bị xe ô tô mô hình, các thuật toán cơ bản… để lập trình xe không người lái. Hiện các đội thi đang gấp rút hoàn thiện giải thuật điều khiển xe không người lái để chuẩn bị cho đêm chung kết toàn quốc dự kiến sẽ diễn ra vào đầu tháng 5/2017.
Hôm nay, ngày 13/4/2017, những sinh viên xuất sắc nhất cuộc thi lập trình xe không người lái - “Cuộc đua số” năm 2016 - 2017 đã cùng tham dự sự kiện Open Camp tại làng phần mềm FPT Hòa Lạc (Hà Nội) và Tân Thuận (TP.HCM), với chủ đề “Nền tảng hôm nay - Vững bước tương lai”.
Tham gia Open Camp, các sinh viên đã được nghe các diễn giả đến từ các doanh nghiệp công nghệ (FPT, Uber), startup (Sendo), công ty về tuyển dụng (Navigos) chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn và định hướng nghề nghiệp; đồng thời được trang bị những kiến thức nền tảng về công nghệ và kỹ năng mềm để phục vụ cho học tập cũng như trong công việc.
Dưới góc nhìn của một công ty chuyên về tuyển dụng, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Trưởng bộ phận tuyển dụng ngành ICT - Navigos Search Hà Nội đã cung cấp cho các sinh viên bức tranh tổng quát về xu hướng tuyển dụng, mức lương và chế độ đãi ngộ trong ngành CNTT hiện nay cũng như những kỹ năng mà các công ty công nghệ thường yêu cầu đối với các ứng viên.
Bà Hương cho biết, theo báo cáo Navigos Search trong Quý I/2017, CNTT nằm trong Top 5 ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất hiện nay. Trong 3 năm từ 2013 đến 2016, số lượng việc làm ngành CNTT đã tăng gấp đôi, từ khoảng gần 7.000 vị trí việc làm đăng tuyển năm 2013 lên con số gần 15.000 vị trí việc làm đăng tuyển năm 2016. Mỗi năm nhu cầu nhân lực ngành CNTT tại Việt Nam là khoảng từ 80.000 -100.000, trong khi đó số sinh viên CNTT tốt nghiệp ra trường hàng năm chỉ khoảng 30.000 người.
Hà Nội và TP.HCM vẫn là 2 thành phố có nhu cầu tuyển dụng nhân sự CNTT cao nhất cả nước. Hai thành phố này cũng nằm trong Top 20 thành phố có nhu cầu dịch vụ IT Outsourcing lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, số lượng nhu cầu tuyển dụng các ứng viên có kinh nghiệm chiếm tới 80%. Báo cáo thống kê của Navigos Search cũng cho thấy, 48% nhu cầu việc làm CNTT hiện nay là cho outsourcing và 41% cho product.
Cũng theo bà Hương, về lương và chế độ đãi ngộ của nhân sự ngành CNTT, theo số liệu của Navigos Search, khoảng 50% nhân sự ngành CNTT có mức lương ở trong khoảng từ 251 – 500 USD/tháng. Đặc biệt, trong ngành CNTT, các doanh nghiệp chủ yếu tuyển dụng các vị trí nhân sự với yêu cầu ít nhất từ 2 - 3 năm kinh nghiệm. Một số chứng chỉ quan trọng trong tuyển dụng CNTT là Agile, Amazon, Cisco, Microsoft…
Đáng chú ý, chia sẻ với các sinh viên xuất sắc đến từ 8 trường Đại học, Học viện lớn trong cả nước, bà Hương cho hay, có tới 70% sinh viên mới ra trường phải đào tạo thêm vì thiếu kỹ năng thực hành, hơn 40% thiếu kỹ năng làm việc nhóm. “Hiện nay các công ty đã thay đổi, đưa ngoại ngữ lên thành ưu tiên hàng đầu khi tuyển dụng”, bà Hương nói.