Những tập đoàn công nghệ cung cấp dịch vụ phát trực tiếp (livestream) tại Trung Quốc đang được các nhà quản lý thúc giục ngăn chặn những KOL (người có ảnh hưởng trong một cộng đồng nhất định) có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng và trốn thuế.
Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC),siếtlịch thi đấu y Cục Thuế Nhà nước (STA) và Cục Quản lý Nhà nước về Giám sát Thị trường (SAMR) đã ban hành một văn bản vào ngày 30/3. Văn bản này thắt chặt các quy định đối với ngành công nghiệp livestream, vốn ghi nhận tăng trưởng 37% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 1,32 nghìn tỷ nhân dân tệ (208 tỷ USD) vào năm 2021.
Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) vào ngày 15/3 cho biết nhiều KOL đã đánh lừa người tiêu dùng và tạo ra lượng truy cập giả nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng.
Những hạn chế mới dự kiến sẽ đánh vào các nền tảng Internet bao gồm TikTok, Kuaishou, Alibaba và Tencent. Tất cả đều đối mặt với các biện pháp quản lý bắt đầu từ cuối năm 2020.
Kể từ khi Tập đoàn Ant của Alibaba bị cấm niêm yết tại Mỹ vào tháng 11/2020, Bắc Kinh đã đưa ra một loạt biện pháp kìm hãm các ông lớn công nghệ tại quốc gia này.
Tháng 7/2021, CAC đã xóa ứng dụng của Didi Global, một công ty gọi xe của Trung Quốc, khỏi chợ ứng dụng địa phương và cáo buộc công ty thu thập bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của người dùng. Tháng 11/2021, SAMR đã phạt Alibaba, Tencent, Baidu và các công ty khác vì vi phạm luật chống độc quyền của Trung Quốc.
Vào ngày 5/1/2022, SAMR phạt Alibaba, Tencent, JD.com và Bilibili 500.000 NDT cho mỗi thương vụ trong số 13 thương vụ sáp nhập mà họ không báo cáo trước với nhà chức trách vào năm 2015.
Năm qua, cổ phiếu công nghệ Trung Quốc đã giảm từ 50% đến 70% do các quy định và tác động của chúng đến lợi nhuận cũng như thu nhập tiềm năng trong tương lai.
Thái Hoàng(Theo Asiatimes)
Ảnh hưởng từ COVID-19 tới sự tăng trưởng kinh tế cùng với các quy định ngặt nghèo từ chính phủ, tập đoàn Alibaba và Tencent Holdings sẽ sa thải hàng nghìn nhân viên của mình.