当前位置:首页 > Cúp C2

Cổ phiếu nhà Cường "Đô La" ra sao sau một tháng cựu CEO bị bắt?_soi kèo bóng đá bỉ

Cổ phiếu nhà Cường "Đô La" ra sao sau một tháng cựu CEO bị bắt?ổphiếunhàCườngquotĐôLaquotrasaosaumộtthángcựuCEObịbắsoi kèo bóng đá bỉ

Mai ChiMai Chi

(Dân trí) - Tròn một tháng biến cố xảy ra tại Quốc Cường Gia Lai khi bà Nguyễn Thị Như Loan bị bắt, mức thiệt hại tại cổ phiếu QCG so với phiên 19/7 đã thu hẹp còn 26,9%.

Chỉ số chính VN-Index gần như đi ngang trong suốt phiên giao dịch hôm nay (19/8) sau khi đạt được cú "nhảy gap" đầu phiên. Đóng cửa, VN-Index tăng 9,39 điểm tương ứng 0,75% lên 1.261,62 điểm. HNX-Index tăng 0,86 điểm tương ứng 0,37% và UPCoM-Index tăng 0,28 điểm tương ứng 0,3%.

Độ rộng thị trường nghiêng về phía các mã tăng giá với 531 mã tăng, 24 mã tăng trần so với 328 mã giảm, 12 mã giảm sàn. Riêng sàn HoSE có 266 mã tăng, áp đảo so với 153 mã giảm. Tuy vậy, biên độ tăng giảm tương đối hẹp.

QCG của Quốc Cường Gia Lai là mã bất động sản duy nhất trên sàn HoSE tăng trần. Mã này tăng trần lên 6.630 đồng trong phiên hôm nay với khớp lệnh 1,9 triệu đơn vị, trắng bên bán, có dư mua giá trần.

Như vậy, tính trong một tuần trở lại đây, QCG đã hồi phục 16,7% về thị giá. Mức thiệt hại đối với những nhà đầu tư "bắt đáy hụt" cũng đã thu hẹp đáng kể.

Hôm nay đánh dấu thời điểm tròn một tháng biến cố xảy ra tại Quốc Cường Gia Lai khi bà Nguyễn Thị Như Loan, cựu tổng giám đốc công ty này, bị khởi tố và bắt tạm giam. Phiên 19/7, QCG giảm sàn và khớp lệnh 1,6 triệu cổ phiếu trước khi liên tục giảm sàn và tắt thanh khoản ở những phiên kế tiếp.

Nếu như mua cổ phiếu giá sàn ở phiên 19/7 và vẫn nắm giữ đến thời điểm hiện tại thì nhà đầu tư ghi nhận thua lỗ 26,9%.

Cổ phiếu nhà Cường Đô La ra sao sau một tháng cựu CEO bị bắt? - 1

Diễn biến giá cổ phiếu QCG trong một tháng qua (Nguồn: DNSE).

Sau khi bà Loan bị bắt, ghế tổng giám đốc của Quốc Cường Gia Lai đã có người đảm nhiệm, không ai khác là ông Nguyễn Quốc Cường (Cường "Đô La"), con trai bà Loan. Tổ chức thành công phiên họp lần 2 đại hội đồng cổ đông thường niên, ông Nguyễn Quốc Cường cũng đã thông báo cụ thể về tình hình tài chính, triển vọng công ty và kế hoạch thu xếp nguồn tiền để trả nợ cho bà Trương Mỹ Lan.

Ngoài QCG, phiên hôm nay chỉ một số cổ phiếu bất động sản có mức tăng khá là DXG tăng 3,5%; DXS tăng 2%; PDR tăng 1,9%; SIP tăng 1,8%; NVL tăng 1,3%, còn lại mức tăng giá khiêm tốn.

Cổ phiếu xây dựng và vật liệu phân hóa. Trong khi HU1 giảm 6,7%; TCR giảm 6,5%; SC5 giảm 3,1%; HVX giảm 2,3% thì NHA ngược lại tăng mạnh 6,4%; DXV tăng 5%; HT1 tăng 4,7%; VGC tăng 3,2%; HVH tăng 3,2%.

Phần lớn cổ phiếu ngân hàng đạt trạng thái tăng giá đã hỗ trợ đáng kể cho chỉ số. Một số mã tăng mạnh như EIB tăng 3%; TCB tăng 2,1%; LPB tăng 2,1%; VCB, BID cũng tăng giá.

Nhiều cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính bị áp lực chốt lời khiến giá giảm. DSE giảm 2,1%; ORS giảm 1,2%; VCI giảm 1,1%; SSI, BSI, TVB, TVS, VND, HCM đều giảm.

Thanh khoản co hẹp do dòng tiền chưa quyết liệt đổ vào thị trường mua cổ phiếu tăng giá. Khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 698,63 triệu cổ phiếu tương ứng 16.781,25 tỷ đồng; trên HNX là 52,91 triệu cổ phiếu tương ứng 1.100,74 tỷ đồng và trên UPCoM là 39,91 triệu cổ phiếu tương ứng 657,23 tỷ đồng.

Giữa lúc thị trường tăng thì khối ngoại lại bán ròng gần 309 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó bán ròng gần 312 tỷ đồng trên HoSE. Những mã chịu áp lực bán ròng của khối ngoại là VHM, HPG, TCB, HSG, HDB; ngược lại, VHM được mua ròng 137 tỷ đồng, CTG, GAS, PC1 và STB cũng nằm trong danh sách mua ròng của khối ngoại.

分享到: