Ngày 1/4/2001,élộvụvachạmgiữamáybayquânsựTrungQuốcvàMỹnămtrướkqbd dortmund hai chiến đấu cơ Trung Quốc đã chặn máy bay trinh sát EP-3E của Mỹ trên bầu trời gần đảo Hải Nam.
Phi công Wang Wei tử nạn do chiếc dù không bật mở khi anh cố thoát khỏi buồng lái tiêm kích đang rơi. Ảnh: Baidu |
Tiêm kích J-8II của Trung Quốc do phi công Wang Wei (33 tuổi) điều khiển rơi xuống biển khi va chạm với máy bay EP-3E. Phi công Wang Wei tử nạn do chiếc dù của anh đã không bật mở.
Vụ việc đã kéo theo 11 ngày căng thẳng ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc với cả hai phía đổ trách nhiệm cho nhau. Trung Quốc còn bắt giữ 24 thành viên phi hành đoàn trên máy bay trinh sát Mỹ.
Chuyên gia hải quân Li Jie tại Bắc Kinh nhận xét: “Vụ tai nạn năm 2001 đã cho Trung Quốc bài học đó là một quốc gia không thể dựa vào chỉ riêng kinh tế mà cần cả quân đội hùng mạnh”.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) dẫn lời chuyên gia quân sự Zhou Chenming đánh giá: “Cái chết của phi công Wang Wei là do tai nạn những nó dẫn đến rất nhiều thay đổi. Điều xảy ra cách đây 18 năm thúc đẩy Trung Quốc hiện đại hóa quân đội, đặc biệt là chiến đấu cơ dành cho không quân và hải quân”.
Chuyên gia Zhou cho biết sau tai nạn năm 2001, các tướng lĩnh quân đội Trung Quốc quyết định thay thế tất cả tiêm kích J-8 bằng J-10, J-11 cũng như máy bay ném bom JH-7. Ngoài việc kết nạp thêm các mẫu máy bay hiện đại, quân đội Trung Quốc còn đầu tư mạnh mẽ vào cải thiện tính năng của chiến đấu cơ như hệ thống thoát hiểm…
Ngoài ra, Trung Quốc còn khởi động phát triển tiêm kích tàng hình nội địa đầu tiên là J-20 từ năm 2007. Theo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, J-20 là đối thủ cạnh tranh với chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Mỹ là F-22 và F-35. Đến năm 2017, J-20 đã phiên chế vào quân đội Trung Quốc.
Chuyên gia hải quân Li Jie tại Bắc Kinh đánh giá vụ việc năm 2001 khiến quân đội Trung Quốc phát triển chiến lược tập trung hơn vào phòng thủ ngoài khơi.
Ông Zhou cho biết vụ tai nạn năm 2001 còn góp phần nâng cao vị thế của hải quân Trung Quốc, khiến giới lãnh đạo quân đội tập trung hơn vào các chương trình hiện đại hóa hải quân. Chuyên gia này thừa nhận: “Trước đây, quân đội Trung Quốc chủ yếu tập trung vào lục quân và hải quân chỉ đóng vai trò thứ hai”.
Nhà bình luận quân sự Song Zhongping tại kênh Phượng Hoàng cho rằng khó có khả năng một vụ tai nạn tương tự sự kiện năm 2001 lặp lại ở thời điểm hiện này.
Theo Báo Tin tức