Hành động để thực hiện cam kết phát thải ròng khí nhà kính bằng 0
Ngày 8/1,Đềxuấtlậpsàngiaodịchtínchỉcarbonquốsoi kèo mc vs aston villa Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về Đề án thành lập thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, việc hình thành thị trường tín chỉ carbon là thực hiện cam kết phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (Net Zero) trên thực tế, bằng công cụ kinh tế để quản lý phát thải khí nhà kính của doanh nghiệp.
Mục tiêu là tạo ra thị trường tín chỉ carbon công khai, minh bạch, trên cơ sở xác định tổng lượng phát thải, phân bổ hạn ngạch phát thải cho các địa phương, lĩnh vực, thậm chí đến từng chủ thể phát thải; sử dụng các công cụ kinh tế để thay đổi nhận thức, hành vi trong phát thải khí nhà kính.
Theo Phó Thủ tướng, thị trường tín chỉ carbon chỉ có hiệu quả, lợi ích thực sự nếu được áp dụng đồng bộ, rộng khắp và công bằng trên quy mô toàn cầu, nhưng đến nay mới chỉ có một số quốc gia, khu vực bắt đầu áp dụng. Tuy nhiên, chúng ta phải chủ động xây dựng thị trường tín chỉ carbon ngay từ bây giờ để có ứng xử phù hợp với các quốc gia, khu vực đã áp dụng công cụ kinh tế, tài chính để quản lý lượng phát thải khí carbon, tránh tổn thất, thiệt thòi cho doanh nghiệp, bảo vệ được lợi ích quốc gia.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận cho biết, thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn và định hướng phát triển của quốc gia, cam kết giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với quốc tế và xu hướng phát triển thị trường tín chỉ carbon toàn cầu, góp phần tận dụng tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế trong nước trong việc tham gia hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Bảo đảm thị trường tín chỉ carbon trong nước hoạt động công bằng, công khai, minh bạch, an toàn, hiệu quả, phù hợp với điều kiện quốc gia và thông lệ quốc tế; hài hòa lợi ích của các chủ thể trên thị trường tín chỉ carbon, tăng sức cạnh tranh của quốc gia theo hướng phát triển kinh tế phát thải ít carbon và tăng trưởng xanh gắn liền với phát triển bền vững.
Hàng hóa trên thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam gồm 2 loại: Hạn ngạch phát thải khí nhà kính; Tín chỉ carbon do Bộ TN-MT xác nhận được giao dịch trên sàn giao dịch của thị trường tín chỉ carbon trong nước.
Chủ thể tham gia thị trường bao gồm: Các cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính; các tổ chức thực hiện chương trình, dự án tạo tín chỉ carbon; các tổ chức và cá nhân đủ điều kiện tham gia hoạt động đầu tư, kinh doanh tín chỉ carbon theo quy định của pháp luật; các tổ chức hỗ trợ giao dịch.
Từ thực tế, nhiều nước đã thành lập sàn giao dịch tín chỉ carbon, Bộ Tài chính đề xuất thực hiện mô hình này tại Việt Nam.
Mục tiêu chung của Đề án là phát triển thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, thúc đẩy phát triển công nghệ phát thải thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, hướng tới phát triển nền kinh tế carbon thấp và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Nhiều khó khăn cần tháo gỡ
Tuy nhiên, thị trường tín chỉ carbon còn một số khó khăn vướng mắc. Thứ trưởng Bộ TTN-MT Lê Công Thành cho biết, một số điểm mấu chốt trong hình thành thị trường tín chỉ carbon là: Quản lý hoạt động hình thành/tạo tín chỉ carbon; xây dựng kế hoạch giảm phát thải theo từng lĩnh vực; cơ chế trao đổi tín chỉ carbon trên thị trường quốc tế…
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng cần có cơ sở phân bổ hạn ngạch phát thải làm căn cứ xây dựng cơ chế chính sách để thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ, quản lý hoạt động phát thải. Bên cạnh đó, thị trường tín chỉ carbon của Việt Nam phải kết nối với thế giới để các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh các cam kết về cắt giảm phát thải khí nhà kính là quan điểm, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước khi luôn coi biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhất và cần tiếp cận toàn cầu. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để Việt Nam chuyển sang mô hình phát triển phù hợp trong tương lai.
Đề án cần cập nhật những chính sách, thỏa thuận toàn cầu, cũng như các chiến lược, quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được ban hành với định hướng ứng phó biến đổi khi hậu, chuyển đổi năng lượng công bằng, giảm phát thải khí nhà kính…
Trước tính phức tạp của Đề án, Phó Thủ tướng yêu cầu báo cáo Ban Chỉ đạo quốc gia thực hiện cam kết tại COP26, sau khi lấy ý kiến của các bộ, ban, ngành. Đề án nhằm thể chế hóa các chính sách về trao đổi hạn ngạch phát thải, tín chỉ carbon, thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi nền kinh tế, tạo ra những nguồn lực xanh mới.
1 triệu ha lúa chất lượng cao: Không chỉ có gạo, nông dân còn bán tín chỉ carbonTrước thách thức về biến đổi khí hậu, trồng 1 triệu ha lúa chất lượng cao ở ĐBSCL không chỉ giúp nông dân thu được gạo mà còn bán được tín chỉ carbon, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng này.