Sáng ngày 21/10,ườngđạihọcđầutiênởmiềnTrungtuyểnsinhđàotạongànhvimạchbándẫkèo lazio tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt-Hàn, Đại học Đà Nẵng đã diễn ra Sự kiện Công bố Tuyển sinh - Đào tạo và Hội thảo Công nghệ Vi mạch bán dẫn nhằm góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ vi mạch bán dẫn ở Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung.
PGS.TS Huỳnh Công Pháp, Hiệu trưởng trường, cho biết, hiện nay cả hệ thống chính trị đang vào cuộc với quyết tâm đưa Việt Nam trở thành cường quốc về công nghiệp bán dẫn và Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp vi mạch bán dẫn của cả nước và Đông Nam Á.
“Vi mạch bán dẫn là một ngành đào tạo rất thách thức và tốn kém, cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng nguồn lực và cần nhiều thời gian", PGS.TS Huỳnh Công Pháp cho biết. Dự kiến chương trình đào tạo sẽ gồm 160 tín chỉ với thời gian đào tạo 4,5 năm, trong đó bao gồm khối kiến thức cơ sở ngành và khối kiến thức chuyên ngành thiết kế vi mạch bán dẫn (Thiết kế SoC, Công nghệ chế tạo IC, Thiết kế bộ nhớ bán dẫn, Mạch điện, Trường điện từ...).
Theo nhiều chuyên gia dự báo, trong khoảng 5 năm tới, nhân lực ngành vi mạch bán dẫn cần khoảng 20.000 người; 10 năm tới là 50.000 người trình độ đại học trở lên. Trong khi nhân lực thiết kế vi mạch hiện khoảng 5.000 người.
Bộ GD-ĐT cho biết, hiện có khoảng 35 cơ sở giáo dục đại học có khả năng tham gia đào tạo nhưng số lượng cơ sở đào tạo chưa nhiều. Bộ đang xây dựng kế hoạch để thúc đẩy, gia tăng nhanh số lượng, chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn, nhất là kỹ sư thiết kế vi mạch.
Bộ GD-ĐT sẽ tạo điều kiện cho các trường chứng minh được khả năng sẽ được tuyển sinh sớm; ban hành quy chế đặc biệt để thu hút chuyên gia, liên kết đào tạo...