PhongThuyBetPhongThuyBet

Make in Vietnam và khát vọng biến Việt Nam thành cường quốc công nghệ_dự đoán tỷ số bóng đá ý

Doanh nghiệp công nghệ Việt đang ở đâu trên bản đồ thế giới?àkhátvọngbiếnViệtNamthànhcườngquốccôngnghệdự đoán tỷ số bóng đá ý

Theo chia sẻ của bà Tô Thị Thu Hương - Phó Vụ trưởng Vụ CNTT (Bộ TT&TT), tính đến hết năm 2018, cả nước hiện có 50.000 doanh nghiệp công nghệ. Trong đó, hiện có khoảng 30.000 doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp ICT.

Các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam tập trung chủ yếu ở mảng phần cứng, phần mềm và công nghiệp nội dung số. Trong năm 2018, tổng doanh thu ngành công nghiệp ICT Việt Nam đạt 98,9 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 8%, cao hơn tốc độ tăng GDP của cả nước. Công nghiệp ICT đóng góp hơn 50.000 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước và tạo hơn một triệu việc làm cho nền kinh tế.

{keywords}
Bà Tô Thị Thu Hương - Phó Vụ trưởng Vụ CNTT (Bộ TT&TT) chia sẻ góc nhìn về tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt

Với đánh giá của mình, bà Tô Thị Thu Hương cho rằng các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam hoàn toàn có đủ tiềm lực, tiềm năng để phát triển. Mục tiêu của Bộ TT&TT là sẽ nâng con số các doanh nghiệp công nghệ Việt lên 100.000 vào năm 2020.

Đồng quan điểm với bà Hương, ông Nguyễn Thế Tân - TGĐ VCCorp cũng có cái nhìn rất lạc quan về sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.

Dẫn chứng cho quan điểm của mình, ông Tân lấy ví dụ về VinFast khi công ty này xây dựng được một nhà máy ô tô trong thời gian rất ngắn nhờ triển khai mô hình 4.0, với đặc trưng là việc tự động hoá.

Trường hợp thứ 2 là của Viettel. Cách đây vài năm, Viettel vẫn phải đi mua thiết bị của nước ngoài, thế nhưng giờ đây, nhà mạng này đang dần làm chủ việc sản xuất hạ tầng viễn thông. Hiện trên thế giới chỉ có 4 doanh nghiệp làm được như vậy.

{keywords}
Theo ông Nguyễn Thế Tân - TGĐ VCCorp, để thành công, các start-up Việt phải tìm ra được một "bài toán" và cách giải đủ hay. Ảnh: Trọng Đạt

Theo ông Nguyễn Thế Tân, hiện Việt Nam đã có khá nhiều các công ty công nghệ, mỗi công ty lại có một thế mạnh khác nhau. Việt Nam cũng không thua kém quá nhiều so với thế giới khi chỉ đứng sau các nước top đầu về công nghệ một chút. Để phát triển các doanh nghiệp công nghệ, về mặt tài chính giờ đây cũng không còn quá khó khăn, miễn là ta có sản phẩm đủ hay để thuyết phục được các nhà đầu tư quốc tế.

Cùng với bà Hương, vị TGĐ VCCorp tin rằng tiềm lực của ngành công nghệ Việt Nam còn rất lớn. Xuất phát điểm đã có, cái còn thiếu chỉ là có quyết tâm và có bài toán hay để làm hay không?

Phải làm gì để phát triển các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam?

Theo ông Trần Việt Hùng, nhà sáng lập Got IT - một công ty Việt đang hết sức thành công tại thung lũng Silicon, với các công ty công nghệ, đội ngũ nhân viên giỏi nắm vai trò nòng cốt. Do vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố chính để xây dựng được các công ty công nghệ thành hay bại.

Ông Hùng cho rằng, ở Việt Nam, đội ngũ kỹ sư vẫn còn có khoảng cách nhất định so với thế giới. Kỹ sư Việt có thể làm rất tốt khi gia công phần mềm, thế nhưng để tự làm ra sản phẩm của mình thì cần phải tốt hơn nữa.

Yếu điểm cố hữu của người Việt là kỹ năng mềm, cụ thể là khả năng nói tiếng Anh. Điều mà chính phủ có thể làm là hỗ trợ các doanh nghiệp bằng cách tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao.

{keywords}
Trần Việt Hùng, nhà sáng lập Got IT. Đây là doanh nghiệp công nghệ thành công nhất của người Việt tại thung lũng Silicon. Ảnh: Trọng Đạt

Với các bạn trẻ đang ấp ủ ước mơ khởi nghiệp, nhà sáng lập của Got IT cho rằng, sức mạnh của công nghệ là xuyên biên giới, do vậy việc làm start-up có thể thực hiện ở bất cứ nơi đâu, không nhất thiết là phải ở Mỹ hay ở Việt Nam.

“Ngay khi bắt đầu công ty, đừng nghĩ mình có thể thành công ở Việt Nam hay không. Phải nghĩ khi ra nước ngoài mình sẽ tìm kiếm cộng sự ra sao? Chiến lựợc xâm nhập vào các thị trường mới thế nào? Điều này giúp sản phẩm của bạn có được một thị trường lớn ngay từ đầu, thay vì việc phải bó buộc vào thị trường trong nước”, ông Hùng nói.

{keywords}
Bộ TT&TT đã chọn Make in Vietnam làm slogan cho ngành công nghiệp ICT.

Tại Việt Nam, kể từ cuối năm 2018, Bộ TT&TT đã tính tới việc phải có 1 slogan cho ngành công nghiệp ICT nước nhà. Sau khi cân nhắc, tham khảo mô hình của nhiều nước phát triển về công nghệ như Ấn Độ, Hàn Quốc hay Đài Loan, thông điệp Make in Vietnam được lựa chọn.

Khác với Made in Vietnam chỉ đơn thuần là sản xuất ở Việt Nam, với Make in Vietnam, cụm từ này thể hiện sự chủ động, sáng tạo, cũng như khát khao của người Việt trong việc làm chủ công nghệ.

Bộ TT&TT đã nỗ lực làm việc với Bộ Tài chính để giải quyết các ưu đãi về thuế, thuế thu nhập cá nhân, bên cạnh đó là thúc đẩy mua sắm chính phủ nhằm tạo thị trường cho các sản phẩm công nghệ Việt Nam. Không chỉ vậy, Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sẽ được Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) tổ chức vào ngày 9/5 tới.

Buổi họp báo giới thiệu Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.

Đây là diễn đàn quy mô quốc gia lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam với trọng tâm nhằm phát triển hệ sinh thái các doanh nghiệp công nghệ, hiện thực hoá mục tiêu đưa Việt Nam trở thành cường quốc về công nghệ. Đó cũng là nơi mà các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Viettel, FPT, VNG, CMC, VCCorp,... cùng nhau tìm ra lời giải cho bài toán Việt Nam.

Theo ông Phan Tâm - Thứ trưởng Bộ TT&TT, việc chọn chủ đề “Khát vọng, tầm nhìn và định hướng phát triển vì một Việt Nam hùng cường” thể hiện quyết tâm rất cao của Chính phủ trong việc phát triển các doanh nghiệp công nghệ trong nước.

Trọng Đạt

赞(6774)
未经允许不得转载:>PhongThuyBet » Make in Vietnam và khát vọng biến Việt Nam thành cường quốc công nghệ_dự đoán tỷ số bóng đá ý