Jon Pichaya Ferry,ếndânmạngphẫnnộvìcôngkhaikinhdoanhxươngngườkq bd u23 chau a 21 tuổi, đang sở hữu tài khoản TikTok với hơn 511 ngàn người theo dõi và các video thu hút hơn 22,2 triệu lượt thích. Ferry nổi tiếng trên mạng xã hội với biệt danh JonsBones, thường xuyên đăng tải lên tài khoản TikTok của mình những video về xương người và cho biết anh bán chúng cho những ai quan tâm.
JonsBones cho biết hiện có tới 100 bộ xương sống người và vô số đầu lâu được xếp lên kệ trong nhà mình.
Khi được biết về hình thức kinh doanh kỳ quái của JonsBones, nhiều người dùng mạng xã hội TikTok đã phải đặt ra câu hỏi về đạo đức kinh doanh của chàng trai này. Ferry cho biết anh muốn bán xương người vì mục đích giáo dục, nhưng trên thực tế, anh bán "mặt hàng" này cho bất kỳ ai quan tâm và sẵn sàng chi tiền. Nhiều người mua xương người không nhằm mục đích nghiên cứu hay giáo dục, mà chế tác thành những thứ đồ trang sức hoặc làm vật dụng trang trí trong nhà.
"Tôi đang cố gắng đào tạo thế hệ tiếp theo của các nhà nhân loại học, bác sĩ và các giáo viên tương lai", Ferry, hiện đang là sinh viên một trường thiết kế tại New York, cho biết. "Tôi không nghĩ rằng tiêu hủy những mẫu xương này là một giải pháp hay".
Chia sẻ trong các video được đăng tải lên TikTok và trên trang web của mình, JonsBones cho biết số xương người mà anh đang sở hữu và kinh doanh có nguồn gốc rõ ràng, được phân loại và chuẩn bị đặc biệt cho việc đào tạo sinh viên y khoa. Nhiều phần xương người được JonsBones mua lại là xương vô chủ, khi được tìm thấy trong các tầng hầm hoặc tại các công trường thi công.
Dù vậy, nhiều cư dân mạng cho rằng việc kinh doanh xương người là một hành động vô đạo đức, chưa kể liệu rằng những bộ xương này có nguồn gốc rõ ràng như những gì JonsBones đã tuyên bố hay không. Thậm chí, nhiều người còn lo ngại nếu hình thức kinh doanh của JonsBones trở nên phổ biến, liệu nạn trộm mộ để lấy xương người chết có xuất hiện?
Theo tạp chí khoa học Smithsonian, tình trạng đào mộ người chết để lấy trộm xương đã rất phổ biến vào nhiều thế kỷ trước, khi các bác sĩ và sinh viên y khoa cần có mẫu vật thật để phục vụ cho việc nghiên cứu.
"Thật không thể tin được, giờ đây mọi người kinh doanh mọi thứ, miễn là nó kiếm được tiền hay sao? Sẽ thế nào nếu đây là những bộ xương bị lấy cắp từ các ngôi mộ? Liệu gia đình của người đã khuất có biết rằng xương người thân của họ đang bị mang ra để kinh doanh?", một cư dân mạng bình luận trên TikTok của JonsBones.
"Tôi cảm thấy đáng sợ vì hình thức kinh doanh này. Liệu người mua có xem trọng và đối xử với bộ xương này một cách đàng hoàng hay không? Nên nhớ rằng, xương đó thuộc về những con người đã từng sống trên đời này", một cư dân mạng khác bày tỏ sự bức xúc.
Bản thân JonsBones cũng cho biết anh không thể kiểm soát được mục đích sử dụng xương của khách hàng sau khi đã bán ra. Bất chấp những lời chỉ trích nhằm vào mình, JonsBones vẫn đang "ăn nên làm ra" nhờ vào việc kinh doanh xương người. Mỗi mẫu xương người, với kích thước và loại xương khác nhau, hiện đang được JonsBones bán ra với giá từ 18 đến 6.000 USD.
Theo Dantri/WP/SoMag
Trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ diễn ra vào ngày 26/10, một giám đốc điều hành của TikTok đã khẳng định, công ty không cung cấp thông tin cho chính phủ Trung Quốc và đã tìm cách bảo vệ dữ liệu của người dùng Mỹ.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)