您的当前位置:首页 >La liga >Vì sao có trường hơn 100 năm tuổi nhưng nay mới xếp hạng đại học?_lịch thi đấu ý 正文
时间:2025-01-25 17:40:28 来源:网络整理编辑:La liga
Tin thể thao 24H Vì sao có trường hơn 100 năm tuổi nhưng nay mới xếp hạng đại học?_lịch thi đấu ý
Một số trường đại học ở Việt Nam đã có lịch sử hơn 100 năm. Cụ thể,ìsaocótrườnghơnnămtuổinhưngnaymớixếphạngđạihọlịch thi đấu ý Trường ĐH Y Hà Nội có nguồn gốc là Trường Y khoa Hà Nội được thành lập từ năm 1902. ĐH Quốc gia Hà Nội có nguồn gốc từ Trường ĐH Đông Dương được thành lập năm 1906. Trường ĐH Sài Gòn có nguồn gốc từ năm 1908 với tên gọi ban đầu là Trường Trung học Pháp – Hoa… Tuy nhiên, mãi đến nay mới có một bảng xếp hạng các trường đại học trong nước tương đối đầy đủ và được thực hiện bởi một tổ chức phi lợi nhuận.
Điều kiện để thực hiện xếp hạng chín muồi
Theo GS Nguyễn Lộc, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, dù một số trường đại học có nguồn gốc từ thời thực dân Pháp đã hơn 100 năm, nhưng thực chất giáo dục đại học Việt Nam được tính từ năm 1945, đến nay gần 80 năm, so với thế giới vẫn rất non trẻ.
Trong đó ĐH Quốc gia Hà Nội được tính thành lập từ năm 1993, chứ không phải năm 1945 dù có gốc là Trường ĐH Đông Dương ra đời năm 1906. So với thế giới, ĐH Quốc gia Hà Nội được xếp trong nhóm những đại học trẻ - dưới 50 tuổi. Vì vậy, nhìn chung nền giáo dục đại học của Việt Nam vẫn là non trẻ. Trong khi đó trên thế giới, có rất nhiều trường ĐH có lịch sử hàng trăm năm, thậm chí nghìn năm.
“Nếu Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn đào tạo thì cũng được xếp vào hàng những trường này. Trên 'đấu trường ranking', các trường ĐH xếp thứ hạng cao thường có tuổi đời cao. Cho nên giáo dục đại học đòi hỏi có truyền thống, thời gian mới phát triển đầy đủ chất lượng như mong đợi”, GS Lộc nói.
GS Lộc cho rằng, mãi đến gần đây giáo dục Việt Nam mới đề cập đến chuyện xếp hạng vì có những quy luật nhất định như nhìn vào chất lượng của trường, cụ thể như vấn đề kiểm định chất lượng. Kiểm định chất lượng được nhắc đến từ năm 2004 khi Bộ GD-ĐT thành lập Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, nhưng mãi đến 2017 mới có trường đầu tiên được kiểm định.
Dù các cơ quan đều nhận thức tầm quan trọng về đánh giá chất lượng đại học nhưng gần 13 năm mới thực hiện được chứng tỏ quá trình tìm kiếm, làm thế nào cho phù hợp là rất dài. Trong khi đó, trên thế giới việc kiểm định và xếp hạng xuất hiện gần như nhau. Từ năm 1983, bảng xếp hạng đại học đã xuất hiện ở Mỹ.
Theo GS Nguyễn Lộc, mãi gần đây các trường đại học Việt Nam mới tham gia vào xếp hạng vì những lý do như sau: Thứ nhất,đến năm 2009 Việt Nam mới thực sự biết đến vấn đề xếp hạng đại học vì có một số trường đại học đầu đàn được đưa vào bảng xếp hạng quốc tế như QS Châu Á. Như vậy trước đây chỉ nghe đến còn lúc này chúng ta mới biết rằng có dạng như vậy.
Thứ hai,các trường đại học đầu tiên được xếp hạng không phải “xin” mà rất khách quan do các tổ chức này tự rà soát, có đủ các tiêu chí thì xếp hạng. Từ đấy việc xếp hạng được các trường đại học theo dõi, làm quen dù chúng ta vẫn rất thụ động, người ta xếp mình như thế nào thì mình biết như vậy.
Thứ ba,gần đây tổ chức Webometrics của Tây Ban Nha xếp hạng các trường đại học dựa trên website. Khi tổ chức này “quét” hàng chục nghìn trường đại học trên thế giới đã có gần 200 trường đại học của Việt Nam xuất hiện trong bảng xếp hạng này dù những thông tin hết sức đơn sơ và mang tính chất tham khảo.
Còn tại Việt Nam, GS Nguyễn Lộc đề cập, năm 2017 có một nhóm nhà khoa học đã tự xếp hạng 49 trường đại học nhưng sau đó họ không làm tiếp, nguyên nhân cho rằng do bận bịu. Cũng có lý do rằng nhóm này chủ yếu là các nhà giáo Việt Nam nhưng làm việc ở nước ngoài nên không có điều kiện để tiệm cận vấn đề.
“Điều này cho thấy làm xếp hạng tốn rất nhiều công sức. Nếu ai không có điều kiện về thời gian và thực tiễn sẽ rất khó khăn. Họ cũng không phải giàu có để nhăm nhăm vào xếp hạng”, GS Lộc nói và cho rằng, đến nay khi thời gian đã chín muồi, các điều kiện về thông tin tương đối đầy đủ nên việc xếp hạng đại học mới được tiến hành. Gần như các trường đều được kiểm định chất lượng, công khai đề án tuyển sinh nên các chỉ số về việc làm, dạy học, cơ sở vật chất… để tổ chức xếp hạng thu thập dữ liệu.
“Điều này cho thấy sự chín muồi về nhận thức của các trường về xếp hạng, dù điều kiện tương đối đầy đủ chứ chưa thực sự hoàn hảo nhưng nhóm xếp hạng đã có thể thu thập dữ liệu để thực hiện xếp hạng đại học”, GS Lộc nói.
Phải xếp hạng vì uy tín và “cuộc chiến” tuyển sinh
Theo TS Lê Văn Út, Trưởng nhóm Nhóm nghiên cứu Đo lường khoa học và Chính sách quản trị nghiên cứu, Trường ĐH Văn Lang, nói đến xếp hạng đại học, thông thường cộng đồng học thuật hay quan tâm đến kết quả xếp hạng của các tổ chức xếp hạng đại học uy tín trên thế giới như US News, ARWU, SCImago…; những bảng xếp hạng này không những công bố xếp hạng các đại học thế giới, mà còn xếp hạng đại học cấp các châu lục và có cả xếp hạng quốc gia.
Việc ra bảng xếp hạng đại học cho một quốc gia là vấn đề không khó (không nhất thiết là do yếu kém năng lực hay nội lực về xếp hạng) và trong tầm tay của các chuyên gia về giáo dục đại học của Việt Nam.
“Vấn đề là uy tín của bảng xếp hạng đó đến đâu, và nhóm chủ trì xếp hạng có trụ được theo thời gian hay không”, TS Út nói và cho rằng một trong những cách tiếp cận thú vị mà các quốc gia đang quan tâm là hợp tác với các tổ chức xếp hạng đại học uy tín trên thế giới để xếp hạng cho các quốc gia.
Về lần đầu tiên có bảng xếp hạng đại học Việt Nam tương đối đầy đủ được thực hiện bởi các chuyên gia giáo dục Việt Nam theo ông Út: “cũng rất hay”.
“Nói gì thì nói, các chuyên gia Việt Nam có nhiều điều kiện để hiểu sâu, hiểu đúng thực trạng của các đại học Việt Nam hơn. Tuy nhiên, việc đánh giá học thuật cũng nên hướng tới không biên giới, đặc biệt là đối với nghiên cứu khoa học. Do đó, nếu một bảng xếp hạng như thế mà có sử dụng những tiêu chuẩn quốc tế trong đánh giá xếp hạng thì sẽ dễ thuyết phục hơn. Và dường như bảng xếp hạng mới vừa được công bố VNUR đáp ứng được yêu cầu này”, ông Út nói.
GS Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm Công nghệ y tế thuộc ĐH Kỹ thuật Sydney (Úc) cho rằng, trào lưu xếp hạng đại học trên thế giới chỉ mới xuất hiện khoảng chừng 25 năm trước đây. Bắt đầu từ bảng xếp hạng AsiaWeek, ĐH Giao thông Thượng Hải (1999), rồi đến phụ trang giáo dục đại học của tạp chí Times, QS World University Ranking. Còn ở Việt Nam 5 năm trước đã có nỗ lực xếp hạng đại học và công bố bảng xếp hạng.
Theo ông Tuấn, ngay cả không có bảng xếp hạng thì công chúng cũng đã hình thành một bảng xếp hạng rồi. Chẳng hạn như ở trong Nam trước đây chỉ có vài trường đại học và ông có thể xếp hạng theo những 'tiêu chuẩn' cá nhân hơn là dựa vào định lượng và phân tích khoa học.
Lãnh đạo một trường đại học phía Nam cho rằng, sở dĩ hiện nay mới xếp hạng đại học là do:
Thứ nhất, vấn đề quan trọng của việc xếp hạng là nhu cầu chọn lựa các trường của người học. Đây là cuộc chiến tuyển sinh rất gay gắt bởi trước đây số người học nhiều hơn số lượng các trường ĐH nên không dại gì xếp hạng đại học. Hiện tại, số người học đại học đang có chiều hướng giảm còn số lượng các trường đại học tăng lên nên việc xếp hạng để lấy tiếng tăm và thực hiện tuyển sinh là điều tất yếu.
Thứ hai,người được đào tạo bài bản về cách xếp hạng của các trường đại học đã đủ nhiều để có thể xếp hạng các trường đại học nên có thể tập hợp thành nhóm xếp hạng các trường.
Thứ ba,thực hiện xếp hạng các trường đại học không dễ dàng, vì các trường sẽ có ý kiến này nọ. Những trường có thứ hạng cao thì không nói còn nếu bị thứ hạng thấp sẽ có ý kiến về thứ hạng của mình.
Thứ tư, sự vào cuộc của cơ quan báo chí nên những người làm xếp hạng thấy có trách nhiệm với bảng xếp hạng của tổ chức mình. Khi việc xếp hạng có uy tín các trường đại học sẽ đăng ký xếp hạng và tổ chức xếp hạng sẽ thu tiền các trường đại học. Các tổ chức xếp hạng cũng có thể thu phí bằng cách hỗ trợ các trường để tăng được hạng như đầu tư vào nghiên cứu, giảng dạy…
Bài 3: “Chẳng có bảng xếp hạng đại học nào đáng tin cậy”
Bài 1: Loay hoay xếp hạng đại học Việt Nam
Nhận định, soi kèo Ludogorets vs Midtjylland, 03h00 ngày 24/01: Thắng lợi đầu tiên2025-01-25 17:20
TX.Bến Cát: Tập huấn công tác kiểm tra, giám sát cho cấp ủy ở cơ sở2025-01-25 17:20
Đổi mới sách giáo khoa: Thường xuyên tiếp nhận góp ý2025-01-25 16:43
Phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ2025-01-25 16:42
Tin bóng đá 172025-01-25 16:19
Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 22025-01-25 15:57
Thi đua vì sự phát triển bền vững của công ty2025-01-25 15:57
Tăng hợp tác Việt Nam2025-01-25 15:47
Nhận định, soi kèo Al Wahda vs Al Bataeh Club, 22h59 ngày 23/1: Cận kề nguy hiểm2025-01-25 15:43
Thành đoàn Thủ Dầu Một: Tổ chức du khảo về nguồn2025-01-25 15:06
Chán chồng cái gì cũng “Để anh hỏi lại mẹ đã”2025-01-25 16:42
Việt Nam mong muốn IMF tiếp tục hỗ trợ xây dựng các chính sách2025-01-25 16:41
Những công dân… U402025-01-25 16:30
Cuộc họp Tham khảo Chính trị Việt Nam2025-01-25 16:03
Quốc gia NATO áp hạn chế đi lại với các nhà ngoại giao Nga2025-01-25 15:57
Chủ tịch Quốc hội Lào tiếp đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam2025-01-25 15:48
Hôm nay, Quốc hội bế mạc kỳ họp thứ 92025-01-25 15:34
Hội đồng Đội tỉnh và Hội đồng Đội TP.Thủ Dầu Một: Kỷ niệm 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh2025-01-25 15:26
First working day of 13th Party Central Committee’s meeting2025-01-25 15:20
Chủ tịch nước tiếp Tổng thư ký Liên Hợp quốc2025-01-25 15:04