Một số chất vấn liên quan tới đổi mới chương trình,ĐổimớisáchgiáokhoaThườngxuyêntiếpnhậngópýkqbd wolfsburg sách giáo khoa giáo dục phổ thông trên toàn quốc và việc đánh giá học sinh tiểu học chưa được Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trả lời kỹ càng trong chiều nay (12-6) khi thời gian dành cho ông không nhiều.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận.
Trong sáng mai (13-6), vị Bộ trưởng cuối cùng trả lời chất vấn tại kỳ họp này của Quốc hội sẽ có thêm thời gian để giải đáp nốt những khúc mắc của đại biểu Quốc hội.
Trước đó, người đầu tiên hỏi về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông là đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng). “Làm sao để cử tri yên tâm về chất lượng và tính khả thi của bộ sách giáo khoa mới?”, đại biểu này đặt câu hỏi tới ông Phạm Vũ Luận.
Bộ trưởng trả lời, Quốc hội đã giao cho Bộ GD&ĐT chủ trì, biên soạn 1 bộ sách giáo khoa và khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn các bộ sách giáo khoa khác.
“Tuy nhiên, trong đổi mới, phải có kế thừa những thành tựu, tinh hoa đã được thực tiễn khẳng định, loại bỏ nội dung quá tải, không cần thiết trong sách giáo khoa. Cái mới đưa vào sách giáo khoa thì phải có thực nghiệm. Việc này Bộ giao cho các tác giả triển khai và có Hội đồng chuyên gia đánh giá rất khách quan nội dung các bộ sách giáo khoa”, Bộ trưởng Luận nói.
Vẫn theo Bộ trưởng, trong quá trình nghiên cứu để đi đến đổi mới chương trình, sách giáo khoa, Bộ đã huy động sự góp ý của các nhà khoa học, nhà giáo, các cán bộ quản lý trong và ngoài nước. Cơ chế này sẽ được tiếp tục duy trì, mở rộng trong quá trình tổ chức, hoàn thiện, biên soạn và thẩm định các bộ sách giáo khoa.
Để đảm bảo việc thực hiện hiệu quả đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ cũng đang triển khai đề án đào tạo đồng loạt đội ngũ giáo viên hiện nay đáp ứng đủ chuẩn cho việc thực hiện chương trình học mới đang được biên soạn.
“Yếu tố thầy cô giáo là quyết định trong đổi mới nên phải đào tạo lại cán bộ quản lý giáo dục”, ông Luận nói.
Tuy nhiên, nghề sư phạm giờ không còn thu hút người học như cách đây 15 năm vì chính sách miễn, giảm học phí đã hết tác dụng. Vị trí việc làm và thu nhập sau khi tốt nghiệp đại học mới là cái quyết định học sinh chọn nghề nào, có chọn nghề giáo viên hay không.
Bộ trưởng nêu giải pháp Quốc hội quan tâm hỗ trợ triển khai Nghị quyết 29 của Trung ương là thực hiện chế độ tiền lương ưu đãi cao nhất trong thang bảng lương của khối sự nghiệp cùng với phụ cấp khu vực, thâm niên thì ngành Giáo dục sẽ có sức hút tốt hơn.
Chưa thỏa mãn với phần trả lời này của Bộ trưởng, các đại biểu tiếp tục đặt ra những câu hỏi với ông Luận như: “Làm sao để hài hòa được nội dung giảng dạy phổ thông khi chỉ có 1 chương trình và nhiều bộ sách giáo khoa?”, “Chất lượng của chương trình và các bộ sách giáo khoa?”, “Ai là 'nhạc trưởng' của Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”,...
Có bất cập trong đánh giá học sinh tiểu học
Những bất cập trong đánh giá học sinh tiểu học không thông qua điểm được đại biểu nêu lên và Bộ trưởng cũng thừa nhận việc này.
Theo đại biểu Nông Thị Bích Liên, “thầy cô giáo nói đánh giá tiểu học là công việc vất vả, nặng nề hơn trước”, còn đại biểu Phương Thị Thanh cho rằng đánh giá học sinh tiểu học phần nào giảm áp lực cho học sinh nhưng lại gây áp lực cho giáo viên và hỏi liệu có việc đánh giá hình thức không.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đồng tình và nêu “có trục trặc là có trường, có lớp học sinh được khen ít, có chỗ được khen nhiều. Ngoài ra, có ý kiến từ gia đình là muốn biết kết quả học tập của các cháu ra sao”.
Tuy nhiên, Bộ trưởng khẳng định việc chuyển từ đánh giá bằng điểm sang đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét ở cuối năm học phù hợp với cách làm của các nước có nền giáo dục tiên tiến nhằm thay đổi việc học từ truyền thụ kiến thức sang tự học, xây dựng các kỹ năng của học sinh trong quá trình phát triển, trưởng thành. Việc thay đổi này, Bộ GD&ĐT được sự trợ giúp của Ngân hàng Thế giới và một số quốc gia dựa trên kết quả thực hiện trong 3 năm với trên 1.000 trường.
“Qua triển khai thăm dò việc thực hiện trên truyền thông và các biện pháp của ngành thì thấy tình trạng học thêm, dạy thêm giảm đi. Các trường dần nắn chỉnh, cân chỉnh động lực học tập cho học sinh, tránh việc các cháu tự ti khi học yếu dẫn đến chán học và các cháu học giỏi chủ quan và lớn lên vẫn chủ quan thì mất đi động lực bứt phá”.
Về những hạn chế từ phương pháp đánh giá học sinh tiểu học, Bộ trưởng cho biết “Bộ sẽ chấn chỉnh lại một cách đồng bộ”.
Theo Chinhphu.vn