Câu chuyện ĐTDĐ ở Việt Nam Hiện nay Việt Nam có gần một phần ba dân số sử dụng điện thoại di động (ĐTDĐ). Thị trường ĐTDĐ đương thời hưng thịnh,âuchuyệnĐTDĐởViệtỷ lệ kèo chính xác đặc biệt là ở vùng nông thôn. Giá rẻ, chất lượng dịch vụ được cải thiện nhiều, người dân thôn quê có cơ hội tiếp cận công nghệ mới. Cách đây 10 năm, máy điện thoại vừa cục mịch mà không có model nào dưới hai triệu đồng. Khi này chưa có dịch vụ trả trước và riêng cước thuê bao trả sau đã 250.000đ/tháng. Đối tượng dùng sản phẩm này thường là các doanh nhân thành đạt, nhân vật quan trọng và các gia đình có thu nhập cao. Nhưng nay, con “dế” đã len lỏi vào cuộc sống, có ý nghĩa rõ ràng với cả những người dân thôn quê. Cô thư ký… ảo Tuấn Anh, một “manager” của công ty viễn thông FPT ví ĐTDĐ như cô thư ký thạo việc anh có thể suốt ngày kè kè bên cạnh mà chẳng sợ tai tiếng. Anh đang xài chiếc smartphone P990i của Sony Ericsson. Lên lịch, nhắc việc và ghi chép kiểu sổ tay chỉ là chuyện nhỏ! Mỗi khi đi công tác, P990i là máy ảnh 2 “chấm”, máy quay kiêm máy scan và fax. Điểm anh ưng nhất về nó là sự linh hoạt nối mạng Internet giữa Wi-Fi và GPRS bên cạnh việc luân phiên dùng bút stylus và bàn phím Qwerty. Dế là cách để các “đại gia” theo dõi tin tức mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt, ở thời đại nhà nhà lên sàn người người cổ phiếu, việc cập nhật tình hình “lên xuống” của các “blue-chip” từng giây, thậm chí là khớp lệnh bằng tin nhắn thì quả là không có di động không xong! Anh Phương, giám đốc một công ty Công trình thủy không rời “con” N72 nửa bước và có hẳn một group lưu các số máy dịch vụ trong đó có dịch vụ tin nhắn chứng khoán. Là một trong những người tiên phong xài O2 Mini, anh Nguyễn Quang Tiến, phó giám đốc một công ty thiết bị dạy học tại Hà Nội chia sẻ: bởi tâm lý sợ bị coi là khoe của, anh dùng “em” O2 thon thả nhất thời điểm năm 2004 này. Nhờ thế mỗi khi nhận điện anh cũng không bị trêu là cầm cái... dép bên tai! Cộng thêm cái văn hóa chọt chọt xem ra cũng rất... prồ. Tuy nhiên, vì máy không có Wi-Fi anh đành phải ngậm ngùi chia tay dù trong lòng tràn đầy tiếc nuối. Thay đổi quan niệm cũ Nếu ĐTDĐ nội thị “xưa như diễm” thì người dân thôn quê cũng ghi nhận đây là thiết bị cần phải có. Ông Huy (55 tuổi), một chủ trang trại cây ăn trái ở xã Đại Lâm, Lạng Giang, Bắc Giang, năm trước được anh con trai là kỹ sư xây dựng biếu một chiếc ĐTDĐ. Ông ước chi mình sắm máy sớm hơn vì từ ngày có nó nhà ông có nhiều khách hàng đặt mua hơn đồng thời thêm phương tiện liên lạc với người con xa nhà. Anh Khiêm ở xã Ngũ Đoan, Kiến Thụy, Hải Phòng, chuyên nghề chở khách (xe ôm) cho người dân trong xã, cho biết hồi mới vào nghề vì chưa có cả ĐTDĐ lẫn cố định nên vắng khách, một phần vì bà con chòm xóm phải đi bộ đển tìm anh. Tuy nhiên, từ khi sắm di động anh làm không hết việc. Anh tâm sự “phải tác động tư tưởng mãi bà xã kiêm thủ quỹ gia đình mới cho mua vì ngày trước điện thoại còn đắt. Nay giá máy hạ cộng với những dịch vụ nghe mãi mãi như “Forever” của S-Fone hay “Tomato” của Viettel nên anh đã có cớ để thuyết phục được vợ”.
|