Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu.
Ngày 26/5,Đẩymạnhphâncấpphânquyềntrongtổchứcvàhoạtđộthứ hạng của gangwon fc Quốc hội dành toàn bộ thời gian làm việc cho công tác xây dựng pháp luật.
Trong phiên làm việc sáng, Quốc hội nghe Tờ trình dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) và Báo cáo thẩm tra về nội dung này.
Theo cơ quan soạn thảo, việc sửa đổi Luật Thanh tra nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng, Hiến pháp về công tác thanh tra, trên tinh thần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong tổ chức và hoạt động thanh tra, khắc phục những tồn tại, hạn chế, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Dự thảo Luật kế thừa quy định về hệ thống tổ chức cơ quan thanh tra theo cấp hành chính như Luật Thanh tra hiện hành, gồm thanh tra Chính phủ, thanh tra tỉnh và thanh tra huyện.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng, đại diện cơ quan thẩm tra cho biết, Ủy ban cơ bản nhất trí với việc tổ chức các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính gồm Thanh tra Chính phủ và thanh tra tỉnh; đồng thời, đề nghị bổ sung quy định về việc thành lập cơ quan thanh tra tại đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt.
Về mô hình tổ chức thanh tra huyện, quá trình thảo luận, Ủy ban Pháp luật thấy còn có 2 loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất tán thành tiếp tục duy trì mô hình tổ chức thanh tra huyện vì đã có quá trình hình thành và phát triển ổn định, lâu dài.
Việc duy trì, củng cố cơ quan thanh tra hành chính ở cấp huyện là cần thiết, bảo đảm tuân thủ chặt chẽ nguyên lý “ở đâu có quản lý thì ở đó có thanh tra.”
Bên cạnh đó, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất về tổ chức với cơ quan thanh tra ở cấp tỉnh và trung ương; bảo đảm phù hợp và thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao cho thanh tra huyện trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng cần nghiên cứu, có giải pháp đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra; theo đó, không tổ chức cơ quan thanh tra cấp huyện.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật tán thành việc tiếp tục mô hình tổ chức thanh tra huyện.
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trình bày Tờ trình dự án Luật Thanh tra (sửa đổi).
Cũng trong sáng 26/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường, cho ý kiến về dự án Luật Cảnh sát cơ động. Dự án Luật đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận lần đầu tại Kỳ họp thứ 2 và dự kiến được thông qua tại kỳ họp này.
Về quyền hạn của Cảnh sát cơ động, đa số ý kiến nhất trí quy định như dự thảo Luật. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị quy định cụ thể, chặt chẽ hơn, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Các đại biểu cũng lưu ý, do việc thực hiện quyền hạn của Cảnh sát cơ động có liên quan tới quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp, quyền về tài sản được pháp luật bảo hộ nên cần tiếp tục được rà soát, bảo đảm tính khả thi, thuận lợi và tránh lạm quyền…
Về thẩm quyền huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự, đại biểu Bế Minh Đức (Cao Bằng) cho rằng, quy định như dự thảo Luật là quá rộng.
Việc huy động ở đây là con người, là phương tiện, thiết bị dân sự, là tài sản của nhân dân, có những tài sản giá trị lớn, rủi ro bị thiệt hại khi huy động là có, cho nên nếu xảy ra trường hợp lạm dụng quyền huy động vì mục đích cá nhân thì việc xử lý hệ lụy sẽ rất phức tạp.
Do đó, đại biểu cho rằng: "Cần cân nhắc thêm, nên quy định chỉ những trường hợp đặc biệt, thật sự cần thiết để Cảnh sát cơ động có thể huy động và giới hạn người có thẩm quyền huy động khi thực hiện nhiệm vụ độc lập phải là những người phục vụ lâu dài trong lực lượng hoặc giữ cấp bậc, chức vụ nhất định."
Đại biểu Nguyễn Hữu Chính (Hà Nội) nhấn mạnh, đây là nội dung quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân và quyền tài sản, nên cần có quy định chặt chẽ, văn bản hướng dẫn dưới luật quy định cụ thể "trường hợp cấp bách" để tránh sự lạm quyền của người thi hành công vụ, tránh làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Trong phiên làm việc chiều 26/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) và dự án Luật Thanh tra (sửa đổi).
Cho ý kiến về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh các nguyên tắc, quan điểm đều hướng đến mục tiêu để sau khi Luật được sửa đổi sẽ góp phần nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của ngành thanh tra và hoạt động thanh tra; xây dựng ngành thanh tra trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực.
Do đó, hoạt động thanh tra phải bảo đảm công khai, minh bạch, đảm bảo các kết luận hay kiến nghị thanh tra được đưa ra trên cơ sở đánh giá khách quan, không ai có thể can thiệp, chi phối hoạt động này, cũng như giảm bớt phiền hà cho đối tượng thanh tra, tránh chồng chéo trùng lặp.
Về hệ thống cơ quan thanh tra theo cấp hành chính, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, không những cần tiếp tục giữ mô hình thanh tra 3 cấp gồm Trung ương, tỉnh và huyện mà còn cần tập trung tăng cường năng lực cho cấp huyện bởi cấp huyện là cấp cơ sở gần dân nhất, nhiều việc nhất.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý cần phân định rõ trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan nhà nước với trách nhiệm của người ra quyết định thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra và từng thành viên trong Đoàn thanh tra viên; đảm bảo từng chủ thể thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Đây là những nội dung luật cần cụ thể hóa, tránh can thiệp, ảnh hưởng đến tính khách quan, chính xác của kết luận thanh tra và phòng ngừa sơ hở, tiêu cực.
Liên quan đến dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), nhiều đại biểu cho rằng, sau hơn 10 năm thực hiện Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã tạo hành lang pháp lý vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân thông qua việc quản lý hành nghề và đảm bảo tôn trọng quyền của người bệnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được cũng bộc lộ không ít hạn chế, bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn.
Góp ý về một số nội dung cụ thể, đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) cho biết, về hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, dự thảo Luật sửa đổi theo hướng chia thành 3 cấp (Cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu; Cấp khám bệnh, chữa bệnh cơ bản; Cấp khám bệnh, chữa bệnh chuyên sâu) là phù hợp.
Riêng đối với cấp khám bệnh, chữa bệnh chuyên sâu cần mở rộng mô hình, không chỉ là các bệnh viện mà có thể xây dựng các Trung tâm chẩn đoán hình ảnh, Trung tâm xét nghiệm vùng để tập trung đầu tư các công nghệ hiện đại nhất, ứng phó kịp thời khi có dịch bệnh bất thường xảy ra.
Theo đại biểu, đây cũng là bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác chống dịch vừa qua.
Về quy định sử dụng ngôn ngữ trong khám chữa bệnh của người nước ngoài, bà Trần Thị Nhị Hà cho rằng, quy định này là cần thiết nhưng phải bảo đảm tính khả thi, an toàn cho người bệnh. Đặc biệt, quy định phải tạo điều kiện cho người bệnh được tiếp cận với dịch vụ y tế hiện đại, tạo cơ hội để đội ngũ y bác sỹ trong nước được tiếp thu các tiến bộ khoa học, kỹ thuật khám chữa bệnh tiên tiến trên thế giới.
Bà Hà nhấn mạnh, việc quy định người hành nghề là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải biết tiếng Việt thành thạo cần nghiên cứu, xem xét bởi thực tế nhiều bác sỹ nước ngoài có trình độ chuyên môn cao nhưng không có khả năng nói tiếng Việt, nhất là khi tiếng Việt chưa phải là ngôn ngữ phổ biến trên thế giới.
Tại Hà Nội, có một số phòng khám Hàn Quốc, Nhật Bản, bác sỹ có trình độ chuyên môn cao, nếu chỉ cho phép các bác sỹ này khám cho người có cùng ngôn ngữ thì sẽ hạn chế quyền được tiếp cận với dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao của người dân Việt Nam.
Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư mời các bác sỹ có chuyên môn, đầu tư cơ sở vật chất hiện đại nhưng những người dân Việt Nam lại không được sử dụng dịch vụ là không phù hợp./.
Theo TTXVN
相关文章:
相关推荐:
2.1531s , 7191.1640625 kb
Copyright © 2025 Powered by Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong tổ chức và hoạt động thanh tra_thứ hạng của gangwon fc,PhongThuyBet