Người con ưu tú của Thái Bình lên sân khấu Chèo_đội hình real sociedad gặp rcd mallorca
Nhà hát Chèo Thái Bình vừa ra mắt vở diễn Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm (kịch bản gốc: cố tác giả Hoàng Luyện; kịch bản Chèo: tác giả-thạc sĩ Lê Thế Song,ườiconưutúcủaTháiBìnhlênsânkhấuChèđội hình real sociedad gặp rcd mallorca đạo diễn: NSND Lê Hùng). Vở diễn sẽ được mang đi tham dự Liên hoan Chèo toàn quốc 2022 diễn ra tháng 9 tới.
Tác giả kịch bản Lê Thế Song cho biết, khi nhận được đề nghị viết kịch bản chèo về Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm anh đã mất khá nhiều thời gian để tìm kiếm những câu chuyện liên quan tới ông. "Ông thọ ngoài 50 tuổi nhưng chỉ có khoảng hơn 10 năm sống ở quê hương, trong đó phần lớn thời gian rơi vào lúc còn nhỏ nên tư liệu lịch sử về ông không nhiều. May mắn là khi tìm kiếm từ di sản nghệ thuật của bố vợ (tức cố tác giả Hoàng Luyện) để lại, tôi tìm thấy kịch bản văn học kịch về nhân vật Kỳ Đồng được sáng tác từ năm 1995.
Trên cơ sở này, tôi đã chuyển thể thành kịch bản chèo, đắp thêm một số chi tiết trên cơ sở bám theo những cứ liệu lịch sử để tạo nên những lớp kịch sinh động, từ đó nhấn mạnh thông điệp: dù vận hội không thành, mưu tính khởi nghĩa chống lại thực dân Pháp bị ngăn chặn, nhưng tinh thần yêu nước của Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh và ý chí quật cường chống ngoại xâm của người dân trong nước", thạc sĩ Lê Thế Song chia sẻ.
Dưới bàn tay dàn dựng của NSND Lê Hùng, vở diễn với mạch diễn chân thực, cảm động đã dẫn dắt khán giả đến với không gian ước lệ của nghệ thuật chèo truyền thống để hiểu hơn về một người con ưu tú, giàu lòng yêu nước của quê hương Thái Bình. Khán giả bị thu hút bởi những lớp diễn thể hiện tài đối ứng của Kỳ Đồng lúc nhỏ, cho thấy chân dung của một vị thủ lĩnh tinh thần; hay lớp diễn thể hiện sự đau xót, day dứt, lưu luyến khi Nguyễn Văn Cẩm phải rời xa quê hương.
Tác giả cũng đầy dụng công khi đưa vào kịch bản những chi tiết thể hiện tình yêu son sắt, thủy chung giữa Nguyễn Văn Cẩm và cô Trai, từ đó làm tăng vẻ đẹp trữ tình, lãng mạn và gần gụi cho nhân vật. Đặc biệt, sự xuất hiện đầy sáng tạo của dàn đế ở một góc sân khấu với cách dẫn chuyện cùng những màn giao đãi thú vị với các nhân vật cũng mang đến nhiều hứng thúc cho người xem.
Nhà nghiên cứu, soạn giả Lê Thế Khoa chia sẻ sau buổi diễn: Dưới sự chỉ đạo nghệ thuật của NSND Vũ Ngọc Cải - Giám đốc Nhà hát Chèo Thái Bình và dàn diễn viên trẻ của Đoàn 2, tác phẩm sân khấu đầu tiên về một danh nhân quan trọng trong lịch sử cận đại của Thái Bình và cả nước ít được nói đến đã ra mắt rất xúc động, hấp dẫn. Tuy nhiên, ông Khoa cho rằng, nếu được tiếp tục gia công nghiêm túc, đây chắc chắn sẽ là vở diễn được đánh giá cao tại Liên hoan chèo 2022.
Ngay từ nhỏ, thẩm nhận sự thống khổ của người dân dưới ách đô hộ của Pháp, tư tưởng yêu nước, khát vọng cứu quốc đã luôn nung nấu trong trái tim Nguyễn Văn Cẩm. Cậu được người dân hết lòng ngợi ca, ngưỡng vọng. Lo ngại trước ảnh hưởng của Kỳ Đồng và muốn nuôi âm mưu dùng người Nam để trị người Nam, thực dân Pháp đã đưa Kỳ Đồng (khi đó mới 12 tuổi) đi du học tại Thủ đô An-giê của An-giê-ri thuộc Pháp.
Luôn đau đáu hướng về quê hương và tìm cơ hội đóng góp vào sự nghiệp cứu nước nên sau 9 năm du học trở về, Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm từ chối ngay lời mời làm quan của Pháp, chỉ xin được khẩn hoang ở Yên Thế. Ông âm thầm chiêu mộ nhân công, mở mang đồn điền, chuẩn bị vũ khí, lực lượng để chống Pháp. Sau khi phát hiện điều này, người Pháp đã lưu đày ông ở một quần đảo xa xôi. Chỉ sau 2 năm về nước, ông tiếp tục phải li hương và không thể trở về đất mẹ…
Ảnh: Nguyễn Hoàng