Năm 2016 là một năm được coi là thuận lợi với Viettel Global,ìsaoViettelGlobalkhôngbáolãinălịch bóng đá anh với việc 5/10 giữ vị trí số 1 về thị phần viễn thông, thị trường mới đi vào hoat động kinh doanh tốt. Thế nhưng, công ty lại không thể báo lãi.
Theo báo cáo kiểm toán, năm 2016, cùng với việc mở rộng rất mạnh ở thị trường Tanzania và lấy giấy phép Myanmar, Viettel Global báo lỗ hơn 3.000 tỷ đồng. Ông Lê Đăng Dũng, Phó tổng giám đốc Viettel (Tổng giám đốc Viettel Global) cho biết: “Đây là con số ghi nhận lỗ trên sổ sách và chưa thực hiện, tiền vẫn còn nguyên và chúng tôi không bị mất mát gì ở đây cả, tiền mặt thì vẫn đang giữ bằng đồng nội tệ trong tài khoản. Khi đồng đô la Mỹ đang cao, chúng tôi không mua đô la mà giữ bằng đồng nội tệ. Vì vậy, mới gọi là lỗ tỉ giá trên sổ sách hay lỗ chưa thực hiện”.
Tổng giám đốc của Viettel Global giải thích thêm, tại Mozambique, đồng nội tệ bị mất giá rất mạnh so với đồng đô la Mỹ (tới 58%). Tức là trước kia, 55 metica (đơn vị tiền tệ Mozambique) đổi được 1 đô la thì bây giờ cần 90 metica đổi được 1 đô la. “Khi quy đổi ra đô la Mỹ, số tiền mà chúng tôi tạo ra ở Mozambique tự nhiên chỉ còn một nửa. Đây là nguyên nhân chính của khoản báo lỗ 3.000 tỷ đồng”, ông Dũng nói.
Tại Peru, thương hiệu Bitel của Viettel Global sắp vươn lên vị trí thứ 3 về viễn thông. |
Nguồn tin từ Viettel Global cho biết, mặc dù báo lỗ trên báo cáo kiểm toán nhưng năm 2016 là năm thuận lợi với hoạt động đầu tư nước ngoài hơn là khó khăn. Theo đó, ở những thị trường khó khăn trước đây, Natcom (công ty con của Viettel Global tại Haiti) tăng 6%, Movitel tại Mozambique tăng 7%, Viettel Burundi tăng 42%, Viettel Cameroon tăng 43%, Viettel Tanzania tăng trưởng tới 1.343%...
Tại Tanzania, thị trường mới đi vào hoạt động 1 năm đã có 4,5 triệu khách hàng và Viettel Global dự kiến năm 2017 sẽ vượt mạng Airtel của Ấn Độ (mạng di động vốn nổi tiếng với việc bán giá thoại 1 cent/phút). Ở Cameroon, Nexttel có 4,3 triệu khách hàng (năm 2016 tăng 43%) và sắp vượt mạng Orange của Pháp (hiện có 4,5 triệu khách hàng) để vươn lên vị trí thứ 2 tại thị trường này.
Còn ở Peru, Bitel có tốc độ tăng trưởng tốt nhất trong số các nhà mạng tại đây, chiếm đến hơn 50% thuê bao mới trong năm 2016 và sắp vươn lên vị trí số 3 ở thị trường.
Tổng doanh thu viễn thông của Viettel Global vẫn tăng 21,5% trong năm 2016, gấp hai lần so với năm trước đó.
Hiện nay, tỷ giá ở Mozambique đang tốt lên. Trước là 90 Metica/1 USD thì giờ 70 Metica/ 1 USD (đồng nội tệ tăng giá 25%). Điều này cũng đồng nghĩa với kết quả kinh doanh quý I của Viettel Global sẽ thay đổi. “Hiện nay chúng tôi còn chờ kiểm toán nhưng dự kiến lợi nhuận quý 1 tăng trưởng so với năm 2016 khoảng 40 triệu USD (gần 900 tỷ đồng)”, ông Dũng tiết lộ.
Trả lời về giải pháp khi tỷ giá tiếp tục biến động theo chiều hướng không thuận lợi, ông Dũng cho biết, Viettel Global sẽ chi trả các khoản chi phí mua thiết bị, đầu tư mới bằng đồng nội tệ; các khoản vay cũng sẽ bằng đồng nội tệ để khi chi trả không phải đổi ra đô la Mỹ.
Theo dự kiến, trong năm 2017, Viettel sẽ đầu tư mạnh vào Myanmar với gần 1 tỷ USD và cân nhắc đầu tư vào 2 thị trường lớn là Nigeria và Indonesia (đều có dân số khoảng 200 triệu người). Điều gì sẽ xảy ra với kết quả kinh doanh của Viettel Global?
Ông Lê Đăng Dũng cho biết, khi liên tục đầu tư, đặc biệt là vào các thị trường có quy mô lớn thì phải khoảng 3 năm sau khi hoạt động mới bắt đầu có lãi. Do đó, trong thời gian đầu mới kinh doanh khi báo cáo hợp nhất, điều nàysẽ làm giảm lợi nhuận trong kết quả chung của Viettel Global. Tuy nhiên, khi những thị trường lớn này bắt đầu có lãi thì lợi nhuận của Viettel Global sẽ tăng rất nhanh.
Trần Long