Tọa đàm diễn ra trên nền tảng Zoom và livestream dưới sự dẫn dắt của nhà văn Hiền Trang cùng sự tham gia của các diễn giả: TS Ngữ văn Nguyễn Thị Thanh Lưu,ốnsáchkhẳngđịnhquyềnlàmchủcơthểcủasiêumẫutriệuđôkèo bóng đá tv net Thạc sĩ Nghiên cứu phát triển Hoàng Giang Sơn và Thạc sĩ Phụ nữ học - dịch giả Võ Quỳnh Lan.
Buổi thảo luận tập trung vào những vấn đề thời sự liên quan đến bạo lực giới và quyền làm chủ cơ thể của phụ nữ, được khơi gợi từ cuốn hồi ký Thân emcủa siêu mẫu Emily Ratajkowski, do NXB Phụ nữ và San Hô Books phát hành.
Emily Ratajkowski, siêu mẫu và diễn viên nổi tiếng người Mỹ, không chỉ nổi bật với phong cách quyến rũ và sự nghiệp đa dạng, mà còn là một tiếng nói mạnh mẽ trong các vấn đề xã hội và văn hóa, đặc biệt là nữ quyền. Với cá tính tự tin và sự sáng tạo độc đáo, Emily đã khẳng định mình như một biểu tượng quyền lực trong làng giải trí.
Là người có cuộc sống mà hàng triệu cô gái mơ ước, có thể kiếm được nửa triệu USD chỉ bằng một bài đăng, liệu Emily còn điều gì không hài lòng với thế giới này?
Tất cả được cô kể lại trong hồi ký Thân em(tựa tiếng Anh: My Body), ra mắt năm 2021. Cuốn sách là một tuyên ngôn mạnh mẽ của Emily Ratajkowski về quan điểm nữ quyền trong một xã hội vẫn còn đậm dấu ấn theo góc nhìn nam giới. Dựa trên sự nghiệp người mẫu, diễn viên và doanh nhân, Ratajkowski mở rộng cuộc thảo luận về việc phụ nữ quản lý hình ảnh cơ thể của mình, qua đó làm nổi bật tiếng nói của nhiều phụ nữ đã trải qua bạo lực giới.
Dịch giả Võ Quỳnh Lan, người trực tiếp chuyển ngữ tác phẩm, nhận định rằng phụ nữ ngày nay có quyền quyết định về cơ thể của chính mình, nhưng vẫn phải đối mặt với áp lực từ xã hội. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của tiêu chuẩn xã hội và mong muốn cá nhân vẫn là điều khó xác định.
“Kể cả khi nói rằng phụ nữ hiện đại có quyền tự quyết và trở nên độc lập, điều đó không có nghĩa là xã hội không có cách trừng phạt chúng ta khi thể hiện cá tính của mình”, dịch giả bày tỏ.
Khi xuất hiện trên các trang bìa tạp chí với hình ảnh táo bạo, Emily Ratajkowski đã vấp phải nhiều chỉ trích từ các nhà nữ quyền. Tuy nhiên, chính những ý kiến đó lại phản ánh sự áp đặt định kiến.
Để miêu tả thế giới nội tâm của Emily, TS Nguyễn Thị Thanh Lưu dùng từ “quằn quại”. Chị liên tưởng tới những hình tượng phụ nữ trong văn học Việt Nam vốn được cho là “lệch chuẩn” trong xã hội phong kiến xưa. Đặc biệt, chị thấy Emily giống nữ sĩ Hồ Xuân Hương, một người phụ nữ dám đứng lên cất tiếng nói của bản thân.
“Một điều tôi thấy hấp dẫn khi đọc cuốn sách này là sự giằng xé, nghi hoặc mà Emily Ratajkowski phải đối diện. Cô vừa muốn dùng sắc đẹp để chinh phục thế giới vì ý thức được vẻ đẹp của mình, đồng thời lại cảm thấy chán ghét khi tất cả những gì người khác nhìn thấy chỉ là vẻ bề ngoài của cô”, nữ tiến sĩ nhận xét.
Mặc dù Emily nhận được sự ủng hộ lớn từ gia đình, cô vẫn cảm thấy không thoải mái với sự khoe khoang có phần thái quá của mẹ. Dù hiểu rằng mẹ yêu thương mình, Emily tự hỏi liệu mẹ có thực sự đánh giá cao giá trị của cô hay chỉ đơn thuần thích thú với những lời khen vì chúng gợi nhớ về quá khứ vàng son của bà.
Ngoài các tiêu chuẩn xã hội, quyền làm chủ cơ thể của phụ nữ còn bị ràng buộc bởi các điều khoản trong hợp đồng, đặc biệt đối với những người kinh doanh hình ảnh bản thân như Emily. Khi thảo luận về sự phân biệt giữa cái đẹp và con người trong xã hội tiêu thụ, diễn giả Hoàng Giang Sơn đưa ra khái niệm “agency”, tức quyền làm chủ và quyền tự quyết định:
“Mỗi người cần tự xác định quyền làm chủ của mình, hiểu rõ những ảnh hưởng xung quanh, và nuôi dưỡng, phát triển quyền tự chủ. Đối với các dự án phát triển xã hội, không nên chỉ dạy phụ nữ phải làm gì, mà nên tạo ra môi trường để họ tự do quyết định, và chúng ta chỉ là người hỗ trợ. Đối với truyền thông, cần đa dạng hóa cái đẹp thay vì chỉ quảng bá một kiểu đẹp nhất định. Ngoài cái đẹp ra cũng có rất nhiều thứ quan trọng nên thêm vào như quyền tự chủ, tiếng nói, đam mê. Khi không chỉ còn một kiểu đẹp nhất định, áp lực về giới sẽ bớt đi”.
Các diễn giả cũng thảo luận về xu hướng tự so sánh của phụ nữ qua những trải nghiệm cá nhân. TS Nguyễn Thị Thanh Lưu cho hay đây là vấn đề cá nhân và mỗi người cần xây dựng hệ giá trị riêng, trong khi diễn giả Hoàng Giang Sơn tin rằng phụ nữ luôn bị áp lực phải “biểu diễn” theo nhãn quan nam giới, dẫn đến việc so sánh với những người ít bị đánh giá hơn. Mạng xã hội cũng góp phần làm tăng cường xu hướng này.
Dịch giả Võ Quỳnh Lan đồng tình với hai ý kiến và nhấn mạnh phụ nữ cần nhìn thẳng vào sự đố kỵ: “Nếu không đoàn kết và nhận ra chúng ta đang biến nhau thành kẻ thù, phụ nữ sẽ không bao giờ vượt qua được những trở ngại do nhãn quan nam giới và chủ nghĩa nam quyền tạo ra”.
TS Khuất Thu Hồng, một trong số khán giả của buổi tọa đàm và là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu giới chia sẻ: “Tôi nghĩ phần lớn phụ nữ đều cảm thấy bất an về hình thể/hình thức của mình. Đó là vấn đề giới. Vì truyền thông luôn đưa ra các hình mẫu về vẻ đẹp lý tưởng. Và vẻ đẹp đó thường được xây dựng từ quan niệm của đàn ông. Phụ nữ bị định hình, bị tác động bởi những khuôn mẫu đó ở mức độ khác nhau. Đẹp như Emily cũng không tránh khỏi bị tác động”.
Buổi tọa đàm không chỉ bàn về nội dung cuốn sách mà còn mở rộng phạm vi bàn luận đến ranh giới giữa khen ngợi và quấy rối tình dục bằng lời nói, cũng như những định kiến giới mà cả nam giới cũng phải chịu đựng.
Ảnh: San Hô Books, tư liệu
Cuốn sách chỉ cách độc giả thoát khỏi nỗi hổ thẹn độc hại“Hiểu để chữa lành” là cuốn sách chỉ điểm tầm quan trọng của sự hổ thẹn trong việc hình thành từ nhân phẩm đến lương tâm của mỗi người.