Châu Âu đang tụt hậu trong triển khai mạng 5G thương mại_kết quả bóng đá đội tuyển

 人参与 | 时间:2025-01-28 04:05:59

Bài báo cho rằng,âuÂuđangtụthậutrongtriểnkhaimạngGthươngmạkết quả bóng đá đội tuyển châu Âu hiện đang bị bỏ xa so với các khu vực khác trên thế giới, mặc dù đây là quê hương của hai công ty sản xuất cơ sở hạ tầng di động hàng đầu thế giới - Nokia của Phần Lan và Ericsson của Thụy Điển. Đây cũng là hai công ty đang tích cực tham gia vào việc triển khai công nghệ trên toàn cầu.

Bài báo cũng lưu ý rằng, các tác động đa chiều đang ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận với kết nối nhanh hơn của người dân, các dịch vụ thực tế ảo và thực tế tăng cường cũng như khả năng cạnh tranh trong công nghiệp trên các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), chia sẻ dữ liệu giữa doanh nghiệp với doanh doanh nghiệp (B2B), an ninh mạng và Internet vạn vật (IoT).

{keywords}
Đại dịch Covid-19 làm chậm việc triển khai 5G ở châu Âu

Số liệu của ERT cho thấy rằng, chỉ có 10 trạm gốc 5G trên một triệu dân đã được triển khai ở các quốc gia thành viên EU có mạng 5G đang hoạt động, so với 1.500 trạm gốc 5G trên mỗi triệu dân ở Hàn Quốc.

Khi nâng cấp các trạm gốc 4G lên 5G, chỉ 1% được nâng cấp ở châu Âu, so với 98% ở Hàn Quốc. Bên cạnh đó, tỷ lệ đăng ký sử dụng mạng 4G là khoảng 70% ở châu Âu vào năm 2019, thấp hơn đáng kể so với Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc, nơi đạt khoảng 90%.

Liên quan đến việc phân bổ phổ tần số cho mạng 5G, báo cáo của ERT cho thấy 2/3 trong số 27 quốc gia thuộc EU vẫn chưa phân bổ phổ tần trong băng tần trung (băng 3-5 GHz) cho 5G, trong khi Hàn Quốc đã phân bổ phổ tần này vào tháng 6/2018 và Trung Quốc đã phân bổ phổ tần này vào năm 2019.

Liên quan đến vấn đề này, ông Martin Lundstedt, Chủ tịch Ủy ban chuyển đổi số của ERT cho biết: “Sự tăng tốc của quá trình chuyển đổi số trong nửa đầu năm đã đưa ra một lời nhắc nhở kịp thời và rõ ràng về lý do tại sao châu Âu cần khẩn trương đầu tư vào việc triển khai 5G. Châu Âu có thế mạnh đáng kể trong lĩnh vực công nghiệp, có thể làm nền tảng cho việc triển khai 5G, nhưng như báo cáo đánh giá mới nhất này cho thấy, EU đang tụt hậu so với các khu vực khác cả về thương mại hóa và đầu tư cơ sở hạ tầng cho mạng 5G. Tính đến đầu năm nay, chỉ có 1/3 các quốc gia EU đã ấn định phổ tần số trong băng tần trung cho 5G - một kết quả thua xa Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước khác. Chúng tôi phải làm tốt hơn nữa”.

“Để thu hẹp khoảng cách, chúng tôi cần gấp rút xây dựng một thỏa thuận chung của châu Âu trong việc triển khai 5G, mang lại cách tiếp cận hài hòa hơn đối với việc ấn định và khai thác phổ tần số dành cho 5G cũng như có các biện pháp khuyến khích tốt hơn cho đầu tư của tư nhân. 5G là trung tâm của tương lai kỹ thuật số và kỹ thuật số sẽ cho phép thực hiện quá trình chuyển đổi năng lượng, đổi mới sáng tạo và tạo ra một thế giới hoàn toàn mới về cơ hội việc làm. Nó rất quan trọng đối với sự thành công của kế hoạch Thỏa thuận Xanh của EU. Mọi thứ đều được kết nối - đó là lý do tại sao đây là một phần cơ bản của thỏa thuận”, ông Martin Lundstedt cho biết thêm.

ERT cũng nhấn mạnh rằng, châu Âu đã chậm hơn các khu vực khác trong các dịch vụ thương mại 5G trên quy mô lớn. Chẳng hạn như nhà mạng di động Verizon ở Mỹ đã ra mắt các dịch vụ thương mại 5G sử dụng phổ tần trong băng tần cao (băng mmWave) vào tháng 4 năm 2019. Trong khi đó, các dịch vụ thương mại 5G đầu tiên ở EU chỉ được triển khai ở 7 quốc gia châu Âu 3 tháng sau đó và đến nay một số quốc gia vẫn chưa có động thái nào để triển khai thương mại 5G.

Đứng trước vấn đề này, Ủy ban châu Âu (EC) đã thúc đẩy sự hợp tác giữa các nước thành viên để đẩy nhanh việc triển khai 5G và nới lỏng các quy định liên quan đến việc triển khai 5G, bao gồm cắt giảm các quy định cứng nhắc, cải thiện khả năng tiếp cận phổ tần và phối hợp tần số vùng biên giữa các quốc gia.

Trong một tài liệu đưa ra các khuyến nghị về việc phát triển các dịch vụ cáp quang tốc độ cao và 5G trong toàn khối kinh tế, EC đã kêu gọi các nước thuộc EU làm việc trên một phương pháp chung để giải quyết các rào cản hiện đang cản trở việc triển khai mạng 5G.

Trong đó bao gồm việc giảm chi phí triển khai 5G, loại bỏ các rào cản hành chính không cần thiết và hỗ trợ các dịch vụ xuyên biên giới trong lĩnh vực giao thông và công nghiệp.

Ngoài ra, một vấn đề cần thiết là phải “tránh hoặc giảm thiểu bất kỳ sự trì hoãn nào trong việc cấp quyền truy cập vào phổ tần số để đảm bảo cho việc triển khai 5G kịp thời".

Sau khi EC công bố tài liệu mới nhất của mình, người đứng đầu chính sách công của Hiệp hội các nhà cung cấp di động toàn cầu (GSMA) ở châu Âu, ông Laszlo Toth cho rằng: “Đây là những bước đi táo bạo nhất để đưa kế hoạch hành động 5G của EC trở lại đúng hướng. Họ nhắm mục tiêu vào những điểm nghẽn khó khăn nhất đó là cần đưa các phương pháp phù hợp nhất trong các cuộc đấu giá phổ tần số và việc cấp giấy phép để việc triển khai trạm gốc được nhanh hơn”.

Theo số liệu của ERT thì đến nay chỉ có 13 quốc gia thành viên EU đã triển khai các dịch vụ 5G thương mại.

Phan Văn Hòa(theo Rcrwireless, Mobileworldlive)

Anh có thể thiệt hại 23,6 tỷ USD nếu cấm Huawei triển khai mạng 5G

Anh có thể thiệt hại 23,6 tỷ USD nếu cấm Huawei triển khai mạng 5G

Theo báo cáo của Công ty phân tích và nghiên cứu thị trường Assembly Research của Anh cho thấy, nền kinh tế của Anh sẽ có thể thiệt hại 18,2 tỷ bảng Anh (khoảng 23,6 tỷ USD) khi cấm Huawei triển khai mạng 5G.

顶: 1582踩: 66199