您的当前位置:首页 >Cúp C1 >Kiến nghị giao kỳ thi tốt nghiệp cho các địa phương_tỷ số empoli hôm nay 正文

Kiến nghị giao kỳ thi tốt nghiệp cho các địa phương_tỷ số empoli hôm nay

时间:2025-01-25 14:10:35 来源:网络整理编辑:Cúp C1

核心提示

Tin thể thao 24H Kiến nghị giao kỳ thi tốt nghiệp cho các địa phương_tỷ số empoli hôm nay

- PGS. TS Nguyễn Xuân Trạch,ếnnghịgiaokỳthitốtnghiệpchocácđịaphươtỷ số empoli hôm nay Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, vấn đề đánh giá tốt nghiệp nên trả về cho các địa phương là hợp lý hơn cả.

Theo lý giải của ông Trạch, tổ chức theo cách nào cũng chỉ để xác định một vài phần trăm học sinh trượt tốt nghiệp thì việc phải tổ chức hẳn một kỳ thi cấp quốc gia khá phức tạp.

Chẳng hạn như tại tỉnh Hải Dương, nơi Học viện Nông nghiệp Việt Nam được giao chủ trì cụm thi vừa xét tốt nghiệp vừa xét tuyển đại học, có tới 45% thí sinh chỉ thi để xét tốt nghiệp. Đó là chưa kể ở những khu vực vùng sâu, vùng xa nơi học sinh không có điều kiện học tập đầy đủ. Trong khi đó, đề thi lại được ra chung cho toàn quốc.

{keywords}
Thí sinh sau giờ thi THPT quốc gia năm 2016 ngày 2/7. Ảnh: Lê Anh Dũng

"Dùng một thước đo chung cho toàn quốc thì không công bằng với những nơi học sinh có điều kiện học hành thiệt thòi hơn" - ông Trạch lý giải.

Từ đó, ông Trạch cho rằng, để đánh giá tốt nghiệp thì giao cho địa phương sẽ hợp lý hơn và các địa phương cũng tự có trách nhiệm.

Còn thi và xét tuyển vào các trường ĐH, ông Trạch cho rằng nên giao cho các trường đại học. Các trường có thể tự xét tuyển độc lập, có thể phối hợp thành một nhóm trường xét tuyển chung.

Những trường không tự tổ chức thi được thì có thể sử dụng bộ đề chung do Bộ GD-ĐT hỗ trợ.

"Xu hướng hiện nay là các trường tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Theo xu hướng đó thì tự chủ trong tuyển sinh là một quyền quan trọng"- ông Trạch khẳng định.

Trước câu hỏi liệu làm như vậy có sợ quay lại 2 kỳ thi như trước khi có kỳ thi THPT quốc gia hay không, ông Trạch cho rằng, trước đây có 2 kỳ thi nhưng là 2 kỳ thi ở cấp quốc gia. Nếu giao việc thi tốt nghiệp cho các sở giáo dục và thi đại học cho các trường đại học tự tổ chức thì 2 kỳ thi này không còn mang tính chất quốc gia nữa.

Đồng quan điểm này, ông Bùi Trọng Đắc, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình cũng cho rằng nên để các địa phương tổ chức hoàn toàn các thi trên địa bàn căn cứ trên tình hình thực tế của các huyện. Nếu cần thiết thì các trường ĐH có thể cử 1 cán bộ xuống các điểm thi để giám sát các quy trình địa phươg thực hiện thì sẽ phù hợp hơn.

"Tổ chức như thế này sẽ vất vả thêm. Năm nay cả tỉnh Hòa Bình phải huy động tới hơn 300 các cán bộ giảng viên từ các trường ĐH về tỉnh" - ông Đắc cho hay.

Với ý kiến lo ngại, nếu giao cho địa phương tổ chức sẽ khó đảm bảm tính công bằng, khách quan và nghiêm túc của kỳ thi, ông Đắc cho rằng, nếu giao cho địa phương tổ chức thì việc tổ chức kỳ thi vẫn đảm bảo tính nghiêm túc, đúng theo quy chế.

"Việc tổ chức kỳ thi nghiêm túc không chỉ đảm bảo chất lượng học tập của các em mà nó có thể ảnh hưởng tới các lớp sau. Đây là mong muốn của địa phương và cũng là yêu cầu thực tế của xã hội" - ông Đắc nói.

Không nhất thiết phải tổ chức kỳ thi tốt nghiệp riêng

Ông Lương Văn Việt, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Dương cũng cho rằng, nếu Bộ GD-ĐT giao việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp cho các địa phương tổ chức thì sẽ thuận lợi hơn.

Ông Việt đưa ra lý do rằng, kỳ thi tốt nghiệp là một kỳ thi đánh giá kiến thức rất cơ bản của học sinh và lượng kiến thức vênh khá nhiều so với kỳ thi đại học. Trong khi hiện nay, cả hai kỳ thi lại sử dụng một đề thi chung.

"Tâm thế của những học sinh thi chỉ để xét tốt nghiệp khi nhìn thấy đề thi sẽ choáng. Ví dụ như môn thi Tiếng Anh phần thi của khối D rất nặng. Phần lớn học sinh nhìn vào sẽ choáng và gây ra tâm lý thất vọng cho học sinh" - ông Việt nói. "Việc ra một đề thi vừa để xét tốt nghiệp vừa xét đại học là việc không đơn giản".

{keywords}
Chờ con sau giờ thi tại điểm thi Trường ĐH Công đoàn. Ảnh: Lê Anh Dũng

Ông Việt cũng cho rằng, nếu giao cho địa phương tổ chức kỳ thi tốt nghiệp thì giao cho địa phương làm cả đề thi. Khi đó, các đề thi cũng sẽ có phương án để đảm bảo chất lượng của học sinh thông qua việc kiểm tra định kỳ chung để tránh các vấn đề tiêu cực.

 "Tiến tới chúng tôi cũng sẽ tiếp thu những phương pháp đánh giá mới như cách làm của ĐHQG Hà Nội. Tất nhiên cũng sẽ có những khó khăn nhưng xu hướng sắp tới phải là như vậy" - ông Việt khẳng định.

Bộ trưởng Giáo dục: "Tiếp tục đổi mới để kỳ thi nhẹ nhàng hơn"