Tiền điện tử phát triển dựa trên nền tảng Blockchain đang dần trở thành xu hướng kinh tế chủ đạo. Thị trường tiền số toàn cầu đã đạt mốc 3 nghìn tỷ USD,ênnềntảngBlockchainliệucóantoàket qua tran canada gấp 5 lần con số 578 tỷ USD vào tháng 11 năm 2020.
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của các doanh nghiệp Blockchain năm 2021 đang phá vỡ mọi kỷ lục trước đó Ảnh: Pixabay
Các công ty dịch vụ tài chính đã nhận ra cơ hội mà ngành công nghiệp Blockchain mang lại. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những rủi ro nhất định, ngăn cản họ tham gia vào ngành công nghiệp nóng nhất hiện nay này.
Các ngân hàng, công ty kế toán và công ty bảo hiểm không còn xa lạ với việc xử lý rủi ro. Những người quyết định tiên phong trong lĩnh vực này cần có những hiểu biết nhất định về các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp Blockchains cùng với những rủi ro mà nó mang lại. Mặt khác, họ cũng không nên để sự thiếu hiểu biết của mình làm rào cản hỗ trợ những khách hàng chấp nhận làn sóng chuyển đổi số này.
Sau đây là những rào cản cản ngăn các doanh nghiệp chuyển sang kinh tế số:
Thiếu hiểu biết về cách vận hành của các doanh nghiệp Blockchain
Nhiều công ty tư nhân tỏ ra ngần ngại khi tham gia vào các doanh nghiệp Blockchain và tiền điện tử vì họ không hiểu chúng và lo sợ những rủi ro chúng mang lại. Do đó, họ phải “đánh vật” để có được những dịch vụ tương tự mà các startup khác có được tương đối dễ dàng, chẳng hạn tài khoản doanh nghiệp hay bảo hiểm nói chung.
Nhìn vào thực tế các công ty bảo hiểm hiện nay, có thể nhận thấy khoảng cách rất xa từ lĩnh vực chuyên môn với hoạt động kinh doanh Blockchain. Họ không có kinh nghiệm để phân biệt rõ ràng giữa các loại hình kinh doanh Blockchain hay thế lực tốt - xấu trong ngành. Trên thực tế, mọi doanh nghiệp đều tồn tại những rủi ro nhất định chứ không riêng gì Blockchain.
Các công ty bảo hiểm cũng dựa vào các dữ liệu lịch sử để định phí bảo hiểm, nhưng loại dữ liệu này rất khó nắm bắt trong lĩnh vực tiền điện tử. Ngoài ra, các công ty bảo hiểm không có khả năng giám sát sự thay đổi trong hồ sơ rủi ro của khách hàng tiền điện tử, điều này đặc biệt quan trọng nếu xét tới ngành công nghiệp điện tử thay đổi nhanh thế nào.
Để tạo ra các chính sách bảo hiểm hiệu quả, các công ty bảo hiểm cần hiểu những rủi ro liên quan đến blockchain và tiền điện tử, đồng thời thực hiện thẩm định toàn diện khi tiếp nhận các doanh nghiệp như vậy. Để vượt qua sự do dự của mình, họ chỉ cần các công cụ phù hợp dành riêng cho ngành công nghiệp blockchain.
Lo ngại danh tiếng sẽ trở thành tai tiếng
Đúng là sự phát triển của ngành công nghiệp tiền điện tử đã thu hút được sự quan tâm của những kẻ xấu. Song, trái ngược với câu chuyện phổ biến của các phương tiện truyền thông, chỉ dưới 1% các hoạt động của Bitcoin là bất hợp pháp. Đây là một con số nhỏ hơn nhiều so với hoạt động bất hợp pháp liên quan đến tiền pháp định, ước tính từ 2% đến 5% GDP toàn cầu (1,6 đến 6 nghìn tỷ đô la).
Tuy nhiên, các báo cáo về các vụ tấn công đã không giúp ích gì cho uy tín của tiền điện tử. Theo các báo cáo trong ngành, tính đến tháng 11/2021, tổng cộng 169 vụ hack blockchain đã xảy ra với gần 7 tỷ USD bị mất. Những cuộc tấn công này cho thấy sự bất lực của ngành công nghiệp tiền điện tử trong việc lưu trữ và bảo vệ tài sản kỹ thuật số của người dùng.
Bên cạnh đó, sự gia tăng đột biến đã dẫn đến các hậu quả khó lường, chẳng hạn chính phủ kìm hãm hoạt động giao dịch tài sản kỹ thuật số. Các đợt kìm hãm trước đây, chẳng hạn tại Hàn Quốc, đã khiến giá trị tiền điện tử giảm mạnh và người dùng phải bán tháo cổ phiếu và nộp phạt do thiếu tài sản thế chấp.
Chính vì điều này, nhiều quốc gia đã đưa toàn bộ ngành công nghiệp tiền điện tử vào danh sách đen khiến cho lĩnh vực dịch vụ tài chính đang bỏ lỡ một cơ hội lớn để chứng minh hoạt động kinh doanh của họ trong tương lai.
Rủi ro chồng chất rủi ro
Từ góc độ của doanh nghiệp bảo hiểm, những khó khăn ban đầu có thể khắc phục và thậm chí biến thành cơ hội. Các công ty nên bắt đầu bằng cách tập trung vào loại hình kinh doanh cụ thể và liệu nó có đang tuân thủ theo đúng pháp chế kinh tế hay không.
Những hiểu biết sâu sắc như thế này sẽ mang lại cho họ sự tự tin cần thiết để đưa ra quyết định tốt hơn và phát triển các sản phẩm bảo hiểm mạnh mẽ cho các doanh nghiệp blockchain.
Chính những doanh nghiệp Blockchain lại chịu nhiều nguy cơ nhất. Trong các giao dịch tiền điện tử, rủi ro bắt nguồn giữa các địa chỉ ví điện tử và những địa chỉ có thể được liên kết với các hoạt động bất hợp pháp. Dữ liệu trên chuỗi, chẳng hạn như một doanh nghiệp có liên kết với các địa chỉ liên quan đến pháp nhân bị trừng phạt không, sẽ cung cấp thông tin chi tiết hơn.
Khôn ngoan trong các giao dịch ngoài chuỗi
Nhận biết các giao dịch ngoài chuỗi, ví dụ biết ai là người chơi chính hoặc liệu một doanh nghiệp có tuân thủ hay không, rất quan trọng. Các yếu tố như hành động thực thi pháp luật, mua giấy phép ở các thị trường quan trọng hoặc giới thiệu công nghệ mới đều góp phần vào rủi ro của công ty. Doanh nghiệp bảo hiểm phải có khả năng kiểm soát được những thay đổi đó để họ có thể điều chỉnh chính sách của mình.
Các công ty dịch vụ tài chính phải biết phân tích cả dữ liệu trong chuỗi và thông tin ngoài chuỗi để biết các doanh nghiệp mà họ đang giao dịch. Khả năng phát hiện hoặc ngăn chặn các giao dịch bất hợp pháp trước khi chúng xảy ra cũng rất quan trọng để giảm thiểu rủi ro.
Các công ty làm được điều này sẽ có thể giúp các doanh nghiệp blockchain bắt đầu và định vị bản thân để thành công khi công nghệ phát triển và ngành công nghiệp phát triển.
Khi các công ty dịch vụ tài chính sử dụng các công cụ phù hợp, họ sẽ có thể đưa ra quyết định tốt hơn và hiểu được những rủi ro có thể gặp phải. Lúc này, họ sẽ tự trả lời câu hỏi: Kinh doanh blockchain rủi ro như thế nào?
Thái Hoàng (theo IBT)
Ông Nguyễn Thành Trung CEO & Founder Sky Mavis cho biết, tài sản số là cơ hội để Việt Nam sánh vai với các cường quốc kinh tế
相关文章:
相关推荐:
1.156s , 7177.7578125 kb
Copyright © 2025 Powered by Kinh doanh trên nền tảng Blockchain liệu có an toàn?_ket qua tran canada,PhongThuyBet