Bộ tiêu chí đánh giá an toàn tại cơ sở giáo dục gồm 10 tiêu chí thành phần. Ở mỗi tiêu chí được chấm điểm "Đạt" hoặc "Không đạt". Đây là Bộ tiêu chí chính thức để các trường có thể dạy học trực tiếp ở TP.HCM.
Tuy nhiên,ótiêuchítrườnghọcởTPHCMvẫnkhóchohọcsinhđihọctrựctiếkeobongdatv.net liệu bao nhiêu trường học ở TP.HCM có thể mở cửa đón học sinh trở lại vào thời điểm này?
Trong 10 tiêu chí thành phần, các tiêu chí như thường xuyên rửa tay với xà phòng, khử khuẩn bàn ghế; đeo khẩu trang khi làm việc; kiểm tra nhiệt độ, khai báo y tế khi vào trường; phòng học, phòng cách ly đúng quy định; thành lập tổ an toàn Covid-19; Không tổ chức hoạt động hoặc tổ chức hoạt động bán trú, căn tin, xe đưa rước đảm bảo phòng, chống dịch; không tổ chức hoạt động nội trú... được lãnh đạo nhiều trường học cho biết là đạt được.
Với tiêu chí 1 (100% giáo viên, cán bộ, nhân viên làm việc trực tiếp tại cơ sở giáo dục phải có mã QR xanh có thể hiện lịch sử tiêm chủng của ứng dụng Y tế TP.HCM, hoặc Sổ sức khỏe điện tử hoặc PC-Covid. Trường hợp không có mã QR, xuất trình giấy tờ như là người mắc Covid-19 đã khỏi bệnh dưới 6 tháng hoặc đã tiêm chủng đủ liều vắc xin phòng Covid-19 hoặc tiêm mũi một ít nhất 14 ngày sau tiêm), các hiệu trưởng cũng cho biết hầu hết giáo viên đã tiêm ít nhất 1 mũi, việc những người chưa tiêm đủ chỉ là vấn đề thời gian.
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, cho rằng với các tiêu chí an toàn vệ sinh, an toàn dịch tễ là do ngành y tế quyết định và điều này phải tôn trọng.
Tuy nhiên, trong 10 tiêu chí được đưa ra có tiêu chí 3 về khoảng cách trẻ em, giáo viên, cán bộ, nhân viên tập trung trong phòng học, phòng làm việc từ 1m trở lên và khoảng cách trẻ em, giáo viên, cán bộ, nhân viên ngoài phòng học, phòng làm việc từ 2m trở lên thì nhiều trường học sẽ không đủ.
"Trường THPT Nguyễn Du có diện tích sàn là 10.000m2 và có ba lầu, nên sẽ có diện tích sử dụng khoảng 30.000m2, nhưng nếu chỉ tính mỗi diện tích sàn thì không đủ để thực hiện 5K. Trung bình mỗi lớp học trong trường rộng 55m2 với 45 học sinh, như vậy mỗi học sinh sẽ có hơn 1m2. Còn nếu tính khoảng cách trong lớp là 1m thì nhiều trường học sẽ không đủ".
Do đó, theo ông Phú, dù còn chờ ngành y tế và Sở GD-ĐT quy định về số lượng học sinh, giáo viên tập trung tối đa, thì vẫn có một khó khăn khác. Đó là nếu căn cứ vào đặc thù của ngành giáo dục, tại một thời điểm nếu thực hiện 5K là rất khó vì biên chế giáo viên không có nhiều.
"Nếu thực hiện 5K ở một thời điểm thì biên chế giáo viên phải nở ra gấp đôi hoặc gấp 3, còn nếu không thì 1 giáo viên phải gánh thời gian gấp đôi hoặc gấp 3 thì rất khó".
Theo tiêu chí 2, số lượng học sinh, giáo viên tập trung tối đa tại trường đối với bậc mầm non, tiểu học, THCS-THPT sẽ do ngành y tế và Sở GD-ĐT quy định, nhưng hiện tại chưa quy định chi tiết số lượng. Riêng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục dưới 15 em là đạt. |
Hơn nữa, tới thời điểm này, Sở GD-ĐT TP.HCM vẫn chưa thực hiện được công tác tuyển viên chức giáo viên năm nay. Đây là sự khó khăn lớn cho các trường học.
Chưa yên tâm khi học sinh chưa tiêm vắc xin
Ông Nguyễn Văn Khả, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Phổ thông, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, cho rằng tình hình như thế này thì được cho là kiểm soát dịch được.
Tuy nhiên, ông Khả cũng nhận định phụ huynh thật sự chưa yên tâm khi cho các em đi học lại trong thời điểm này vì chưa tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Nếu chỉ 1 em bị nghi nhiễm cũng có thể ảnh hưởng đến cả trường chứ không chỉ nhóm lớp đó.
Ông Huỳnh Thanh Phú cũng đồng quan điểm: "Hiện nay, số lượng trẻ em chích ngừa vắc xin phòng Covid-19 trên thế giới cũng đang hạn chế. Theo nghiên cứu thì tỷ lệ trẻ em dưới 18 nhiễm Covid-19 bị tử vong dù chỉ khoảng 0,1% nhưng vẫn khiến phụ huynh không yên tâm. Tuy nhiên, nếu có thuốc thì phụ huynh yên tâm hơn.
Mặt khác, những học sinh đã tiêm vắc xin sẽ là bức tường cho những em chưa tiêm. Nếu trong trường hợp có học sinh bị nhiễm, không nên vội vàng cách ly cả lớp mà có thể cho em uống thuốc rồi nghỉ ở nhà vài ngày đồng thời cho 5 học sinh xung quanh của em bị nhiễm cũng có thể ở nhà, các học sinh khác mang khẩu trang, kính chống giọt bắn…" - ông Phú đề xuất.
Còn ông Lê Thanh Xuân, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đăng Lưu (quận Bình Thạnh, TP.HCM) bày tỏ mong muốn trong vòng hai tháng tới TP.HCM có thể tổ chức tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin cho học sinh, còn từ nay đến hết học kỳ I vẫn học online để đảm bảo an toàn.
Trong khi đó, chị Lê Ngọc Thu (Quận 10, TP.HCM) cho biết sau khi đọc bộ tiêu chí của thành phố ban hành thì cho rằng sẽ khó có trường mầm non công lập nào có thể mở cửa trong thời gian trước mắt.
"Lớp mầm của con gái tôi ở năm học vừa qua là 35 cháu, các lớp khác đều xấp xỉ con số này. Do đó, dù Sở giáo dục và bên y tế chưa công bố cụ thể số lượng học sinh mỗi lớp nhưng tôi cho rằng chắc sẽ khó để giảm quá thấp nhằm đảm bảo 5K.
Hơn nữa, học mầm non thì sao mà bắt các cháu ngồi im để giữ khoảng cách đảm bảo 5K được.
Tôi nghĩ để vài tháng nữa, TP.HCM đã tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin cho người dân toàn thành phố và học sinh lớn đã được tiêm phòng cơ bản, thì học sinh mầm non mới có thể đến trường" - chị Thu nói.
Lê Huyền - Phương Chi
UBND TP.HCM vừa ban hành Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng chống Covid-19 tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống... trên địa bàn thành phố.