Ứng dụng chia sẻ video phổ biến đang đứng trước nguy cơ bị cấm hoạt động tại Mỹ nếu công ty mẹ ByteDance không chấp nhận bán cổ phần. Điều này đặt ra câu hỏi một lệnh cấm như vậy sẽ được thực hiện như thế nào và người dùng có thể sử dụng các công cụ mạng ảo để "qua mặt" nhà chức trách hay không?ơchếlệnhcấmTikToktạiMỹsẽhoạtđộngnhưthếnàtỷ số bỉ
Quy trình phức tạp
Ủy ban đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) đang đánh giá nguy cơ an ninh quốc gia gây ra bởi TikTok nhằm đưa ra khuyến nghị giảm thiểu tối đa rủi ro cho chính phủ. Cơ quan này có thể đề xuất Tổng thống J.Biden đảo ngược thương vụ ByteDance thâu tóm Musical.ly, tiền thân của TikTok, vào năm 2017 - đồng nghĩa với một lệnh thanh lý tài sản bắt buộc (force-sell).
TikTok đề nghị một giải pháp khác thay thế cho việc phải bán mình, nhưng rất khó được chấp thuận khi trước đó CFIUS đã đưa ra tối hậu thư: bán cổ phần hoặc rút khỏi thị trường Mỹ.
Quá trình thanh lý bắt buộc là một hoạt động phức tạp khi liên quan tới một thương vụ đã diễn ra được nhiều năm. Chính quyền Trump trước đây từng theo đuổi lộ trình này nhưng không có kết quả.
Cơ chế của lệnh cấm đối với TikTok cũng không hề đơn giản, khi liên quan đến một loạt các bên. Oracle đang là nhà cung cấp dịch vụ đám mây cho việc sử dụng TikTok tại Mỹ. Trong khi đó, các nhà cung cấp Internet như Comcast và Verizon điều hướng lưu lượng trực tiếp tới người dùng cuối. Các cửa hàng ứng dụng của Apple và Google là nơi người tiêu dùng tải về ứng dụng.
Shannon Reaves, chuyên gia tại công ty luật Stroock cho biết CFIUS không thể nêu yêu cầu trực tiếp với một bên thứ ba khi cơ quan này chỉ có chức năng đánh giá những khoản đầu tư của nước ngoài vào Mỹ.
Do đó, chính phủ có thể phải quay sang điều chỉnh quy định hoặc ban hành mệnh lệnh hành pháp đối với các nhà phân phối ứng dụng, IPS và dịch vụ đám mây để chặn hoàn toàn TikTok.
Tác động của lệnh cấm
Năm 2020, Ấn Độ cũng ban hành lệnh cấm đối với TikTok. Theo đó, New Delhi yêu cầu ứng dụng chia sẻ video phải rút toàn bộ hoạt động, Google và Apple phải chặn tải về từ cửa hàng ứng dụng và ép các nhà cung cấp Internet cắt kết nối truy cập. Đến nay, Iran, Jordan và Uzbekistan là những quốc gia cấm hoàn toàn TikTok.
Douglas Schmidt, giáo sư kỹ thuật tại Vanderbilt, cho hay một nhóm nhỏ người dùng có thể vượt mặt lệnh cấm, nhưng phần lớn sẽ gặp khó khăn với việc truy cập dịch vụ bị chính quyền chặn, ngay cả khi họ sử dụng VPN.
Nguyên nhân do việc sử dụng VPN vẫn yêu cầu thông tin đăng nhập từ cửa hàng ứng dụng, yếu tố sẽ tiết lộ vị trí của người dùng. Bên cạnh đó, Gerald Kasulis, Phó Chủ tịch NordVPN cho biết đã có công nghệ phát hiện người dùng cố truy cập ứng dụng bằng VPN.
CEO TikTok Shou Zi Chew dự kiến có buổi điều trần trước Hạ viện Mỹ vào tuần này với hi vọng có thể thuyết phục được các nhà lập pháp tại đây. Tuy nhiên, Washington đang đi theo con đường không hề thuận lợi với ứng dụng chia sẻ video này. Các nhà lập pháp không còn lòng tin đối với Trung Quốc, sau vụ việc 1 bóng khí cầu do thám của Bắc Kinh bị phát hiện và bắn rơi ngay trên bầu trời nước Mỹ.
Ở chiều hướng ngược lại, hầu hết dịch vụ Internet chủ yếu của Mỹ đều đang bị chặn tại Trung Quốc.
Theo CNBC, Wired
评论专区