PhongThuyBet

Tin thể thao 24H Người chưa thành niên phạm tội bị hạn chế ra khỏi nhà từ 18h đến 6h hôm sau_soi kèo trận atletico madrid

Người chưa thành niên phạm tội bị hạn chế ra khỏi nhà từ 18h đến 6h hôm sau_soi kèo trận atletico madrid

Sáng 30/11,ườichưathànhniênphạmtộibịhạnchếrakhỏinhàtừhđếnhhôsoi kèo trận atletico madrid với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên. Luật vừa được thông qua có 10 chương và 179 điều, có hiệu lực từ 1/1/2026.

Luật quy định tách vụ án trong trường hợp vụ án có bị can là người chưa thành niên và bị can là người trưởng thành nhằm bảo đảm thực thi đầy đủ các chính sách nhân văn, tiến bộ đối với người chưa thành niên.

Đồng thời, không quy định cụ thể trong luật về thời điểm tách vụ án tại giai đoạn điều tra như dự thảo trình Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 8, mà giao cho liên ngành tư pháp trung ương quy định chi tiết việc tách vụ án.

Luật Tư pháp người chưa thành niên quy định hạn chế khung giờ đi lại của người phạm tội. Theo đó, hạn chế khung giờ đi lại là việc giới hạn người chưa thành niên phạm tội ra khỏi nhà vào khung giờ nhất định trong khoảng thời gian từ 18h hôm trước đến 6h hôm sau, trừ trường hợp cần thiết được người trực tiếp giám sát thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng cho phép.

Thời hạn áp dụng biện pháp hạn chế khung giờ đi lại từ 3 tháng đến 6 tháng.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên.

Luật Tư pháp người chưa thành niên áp dụng biện pháp giám sát điện tử, thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của người chưa thành niên là bị can, bị cáo, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án có thể quyết định cho họ được giám sát điện tử.

Bị can, bị cáo được giám sát điện tử phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ sau đây: Không đi khỏi phạm vi giám sát; Phải có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan; Không bỏ trốn hoặc không tiếp tục phạm tội;

Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này;

Không tháo, phá hủy thiết bị giám sát điện tử hoặc gây rối loạn hoạt động của thiết bị giám sát điện tử.

Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát, chánh án, phó chánh án tòa án, thẩm phán chủ tọa phiên tòa, hội đồng xét xử có quyền ra quyết định giám sát điện tử đối với người chưa thành niên là bị can, bị cáo và phải ghi rõ phạm vi giám sát.

Thời hạn giám sát điện tử không quá thời hạn điều tra, thời hạn quyết định việc truy tố, thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo quy định của Luật này. Thời hạn giám sát điện tử đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.

Bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì bị tạm giam.

Để đảm bảo có đủ thời gian chuẩn bị các điều kiện tổ chức thực hiện giám sát điện tử như ý kiến của một số đại biểu, khi báo cáo giải trình, tiếp thu, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo nghiên cứu, rà soát kỹ lưỡng và giao Chính phủ quy định chi tiết để bảo đảm áp dụng thống nhất, hiệu quả trên thực tế.

Đồng thời, Luật đã quy định hiệu lực thi hành đối với biện pháp giám sát điện tử kể từ ngày 1/1/2028, sau hiệu lực chung của Luật là 2 năm để bảo đảm có đủ thời gian chuẩn bị.

Minh Tuệ

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap