Sau khi dư luận và giới học thuật náo động vì sự không công bằng vốn có này,ềuGSHànchocontuổihọcsinhđứngtêntrongcácbàibáokhoahọnha cai fabet Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã mở rộng cuộc điều tra về việc các nhà nghiên cứu thêm tên con em mình vào vị trí đồng tác giả trên các bài báo khoa học. Cuộc điều tra được thực hiện tại 15 trường đại học hàng đầu, bao gồm ĐH Quốc gia Seoul (SNU), ĐH Yonsei và 13 trường ĐH khác.
Đoàn Thanh tra đã phát hiện 12 trường hợp sai phạm tại 15 trường đại học, trong đó nhiều con em của các giáo sư chưa đủ tuổi vị thành niên được liệt kê là đồng tác giả trong các bài báo khoa học, mặc dù không đóng vai trò gì trong việc nghiên cứu.
Hành động này được cho là để giúp các em có thêm lợi thế khi nộp hồ sơ vào đại học bởi thực tế, việc thi tuyển vào đại học ở Hàn Quốc vốn cạnh tranh rất khắc nghiệt.
Hành động này được cho là để giúp các em có thêm lợi thế khi nộp hồ sơ vào đại học. (Ảnh minh họa)
Bộ Giáo dục nhấn mạnh, bất kỳ trường hợp nào bị liệt kê là đồng tác giả mà không tham gia vào nghiên cứu sẽ bị rút lại giấy nhập học.
“Tại ĐH Quốc gia Seoul, 6 giáo sư bị liệt kê có con em đang ở độ tuổi đi học là đồng tác giả trên 11 bài báo. Không ai trong số những học sinh này có đóng góp trong việc nghiên cứu”, Thanh tra Bộ thông tin.
Một giáo sư thú y của ĐH Quốc gia Seoul đã bị buộc tội khi cho con trai mình là đồng tác giả của một bài báo nghiên cứu nhằm sử dụng trong việc tuyển sinh vào ĐH Quốc gia Kangwon ở Chuncheon, phía đông Seoul. Bộ Giáo dục cho biết đã yêu cầu ĐH Quốc gia Kangwon vô hiệu hóa kết quả này và rút lại giấy nhập học.
7 giáo sư đến từ các trường đại học khác cũng đã bị phát hiện có con là đồng tác giả trong các bài nghiên cứu khi chúng còn đang đi học bậc trung học. Bộ Giáo dục thông tin thêm, những bài báo đồng tác giả này đã được sử dụng trong kỳ tuyển sinh tại các trường đại học trong và ngoài nước.
Trường hợp khác, một giáo sư tại ĐH Sungkyunkwan đã tự viết bài báo khoa học, sau đó bài báo này được xuất bản trong một tạp chí dưới tên con gái ông. Kết quả ấy đã được sử dụng để đăng ký vào học tại ĐH Quốc gia Seoul .
Các giáo sư liên quan hiện đang phải đối mặt với hình thức kỷ luật sa thải hoặc hạn chế tham gia vào các dự án nghiên cứu. Trong khi, một số có thể bị cáo buộc hình sự nếu liên quan đến quỹ nghiên cứu quốc gia.
Bộ Giáo dục Hàn Quốc cho biết, tổng số bài báo nghiên cứu có sự tham gia của học sinh được xuất bản từ năm 2007 lên tới 794 bài. Hiện Bộ vẫn đang xác minh 245 trường hợp khác. Do vậy, vẫn có khả năng còn nhiều trường hợp chưa được phát hiện ra.
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục cho biết cũng đã chỉ đạo các trường đại học khẩn trương tạo một hệ thống tự xác minh. Hệ thống này nhằm lọc ra các bài báo khoa học có học sinh đứng tên, giúp ngăn chặn việc lợi dụng bài nghiên cứu để tăng cơ hội vào đại học.
Trường Giang (Theo University World News)
Vũ Tiến Kinh là một trong 219 đứa trẻ mồ côi từ cô nhi viện An Lạc (Sài Gòn) được đưa sang Mỹ theo "Chiến dịch Không vận trẻ em" năm 1975.