Giữa tháng 7,ýtmấtmạngkhimangbầulầnởtuổtỉ số hiện tại chị P.T.L (30 tuổi), mang thai con lần 4 ở tuần thứ 36, nhập viện vào khoa Sản bệnh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Chị có tiền sử mổ đẻ cũ 3 lần, chẩn đoán rau tiền đạo trung tâm, rau cài răng lược, đa ối. Bác sĩ khám và siêu âm, phát hiện thai phụ có tình trạng rau mặt trước, mép dưới bánh rau lan qua lỗ trong cổ tử cung, rau và mạch máu đâm xuyên thành bàng quang.
Sau hội chẩn, các bác sĩ quyết định mổ chủ động để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Khắc Huỳnh, Phó giám đốc Bệnh viện cùng ê-kíp đón thành công bé trai nặng 3,1kg.
Do toàn bộ mặt trước tử cung và bàng quang treo cao cùng dính sát vào thành bụng, nhiều mạch máu tăng sinh ăn ra ngoài cơ thành bụng nên sau khi được gỡ dính tử cung ra khỏi thành bụng 2 bên, sản phụ bị mất máu nhiều. Thầy thuốc quyết định cắt tử cung bán phần để lại 2 buồng trứng. Sau phẫu thuật, sức khỏe chị L. ổn định.
Theo các bác sĩ, rau tiền đạo là hiện tượng rau bám ở đoạn dưới tử cung, gây chảy máu, dẫn đến mẹ bị thiếu máu và thai nhi dễ suy dinh dưỡng, suy thai, có thể đe dọa đến tính mạng cả mẹ và bé. Rau tiền đạo có nhiều thể, thể nặng nhất là rau tiền đạo trung tâm, toàn bộ bánh rau che toàn bộ lỗ cổ tử cung.
Rau tiền đạo có cài răng lược như trường hợp chị L. là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng mẹ và bé nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Phương pháp điều trị chỉ có thể là phẫu thuật mổ lấy thai, đòi hỏi bác sĩ có kinh nghiệm. Rau tiền đạo, rau cài răng lược thường gặp ở sản phụ lớn tuổi, sinh nhiều lần.
Phát hiện răng, tóc, xương ở khối u bên trong cơ thể cô gái 19 tuổiCô gái 19 tuổi vào viện vì mệt mỏi, đau bụng liên tục. Bác sĩ xác định cô có khối u hiếm gặp, giải phẫu phát hiện bên trong chứa da, tóc, răng, xương và một số tổ chức giống bã đậu.