Xem clip phát biểu của cụ ông đậu thạc sĩ (theo CTU):
Trường Đại học Cần Thơ sáng nay tổ chức lễ khai giảng sau đại học năm 2024. Trong số các học viên trúng tuyển thạc sĩ có ông Nguyễn Tấn Thành,àiphátbiểuxúcđộngcủacụôngtuổitrúngtuyểnthạcsĩTrườngĐHCầnThơatalanta vs roma 87 tuổi, học viên ngành Văn học Việt Nam.
Tại buổi lễ, PGS.TS Trần Trung Tính, Hiệu trưởng, chúc mừng các học viên và nghiên cứu sinh đã vượt qua kỳ thi đánh giá năng lực để trúng tuyển vào các ngành ở trình độ thạc sĩ và tiến sĩ.
“Hôm nay có một học viên rất đặc biệt, đó là bác Nguyễn Tấn Thành. Bác Thành là cựu sinh viên của trường những ngày đầu trường mới thành lập. Bác đã trúng tuyển cao học ngành Văn học Việt Nam, điều đó thể hiện tinh thần hiếu học và học tập suốt đời đáng trân trọng”, PGS.TS Trần Trung Tính nói.
Trường Đại học Cần Thơ trao học bổng “Người cao tuổi có tinh thần học tập suốt đời” năm học 2024-2025, trị giá 24 triệu đồng cho ông Nguyễn Tấn Thành.
Phát biểu, ông Nguyễn Tấn Thành bày tỏ lòng biết ơn với Trường Đại học Cần Thơ do có những “chiếu cố” cho ông - một học viên cao tuổi “may mắn”.
“Tôi coi đây là sự đoái hoài đặc biệt, đậm tính nhân văn của Trường Đại học Cần Thơ. Tôi quyết tâm sẽ trả 'món nợ' tinh thần này bằng sự phấn đấu cao độ trong mùa học tập sắp tới”, ông nói.
Tân học viên cao học 87 tuổi chia sẻ về những lần chết hụt từng trải qua trước khi vào lớp sơ đẳng ở làng quê tới lúc học hết bậc trung học: té sông, bị chó dại cắn... Ông nói mình xuất thân trong gia đình lao động nghèo, mê chữ, luôn có tính cần cù, cầu tiến, không bao giờ bỏ cuộc. Dẫu vậy, do hoàn cảnh nên việc học của ông phải gián đoạn đến 5 thập niên.
“Hôm nay, dù tuổi cao nhưng tôi vẫn quyết tâm nối lại việc học tập, và được nhà trường cấp học bổng. Nghĩa cử cấp học bổng cho một học viên cao tuổi như tôi cũng là thông điệp gửi đến mọi tầng lớp sinh viên 'Sự học là sự nghiệp suốt cả đời người, là con đường sáng đi tới không có điểm dừng'”, ông Thành nói.
Ông Nguyễn Tấn Thành sinh năm 1937, tốt nghiệp đại học ngành Văn học năm 1972.
Ông từng là giáo viên dạy Văn tại trường cấp 3 TP Cần Thơ và trường Châu Văn Liêm, là thầy của nhiều thế hệ học trò, trong đó có cả giảng viên Trường Đại học Cần Thơ. Ông biết 9 ngoại ngữ, mỗi ngoại ngữ đều có giấy chứng nhận tiêu chuẩn.
Nói về việc tiếp tục thi thạc sĩ lần này, ông chia sẻ vào hôm đi thi (tháng 5 vừa qua): “Tôi muốn làm gương cho các bạn trẻ về việc học hành nghiêm túc, luôn phấn đấu hết khả năng để đạt được kết quả tốt nhất”.
Ông Thành kể mình đỗ cử nhân năm 1972, sau đó học tiếp lên cao học. Khi tiểu luận tốt nghiệp gần hoàn thiện thì năm 1975, thầy hướng dẫn của ông qua đời, cùng với nhiều lý do khác nên ông không thể hoàn thành chương trình học.
Sau này, ông dự định học lại nhưng biến cố gia đình ập tới: Vợ ông mất, để lại 4 con thơ. Trong ký ức của ông, “ngày vợ tôi mất, đứa con nhỏ nhất chỉ mới 1 tháng rưỡi. Lúc đó, cuộc sống khó khăn, nên tôi đành gác ước mơ học tập của mình lại mà tìm cách nuôi con”.
Đến giờ, các con ông đều thành đạt, trong đó 3 người làm giáo viên.
Khi thấy việc chăm lo gia đình, nuôi nấng các con đã hoàn thành, ông Thành lại nghĩ đến chuyện đi học để lấy bằng thạc sĩ. Các con ông luôn ủng hộ cha thực hiện ước mơ học cao học.
Với ông Thành, tấm bằng thạc sĩ sẽ giúp con đường nghiên cứu, sáng tác và phục vụ văn nghệ, văn hóa, giáo dục thuận lợi hơn. "Văn hóa, văn nghệ là một lĩnh vực rất rộng lớn, phong phú, có yếu tố phát triển nên cần học, học nữa, học mãi... Đi học bây giờ đúng là muộn, nhưng nếu đi trong muộn màng, trong gian khổ mà vẫn tới đích thì vẫn ý nghĩa. Con đường tôi vạch ra rất rõ ràng, không bao giờ thay đổi lập trường".
Ông Thành cho hay học xong thạc sĩ, nếu sức khỏe vẫn tốt sẽ học lên tiến sĩ, đi tiếp hành trình nâng cao trình độ mà ông ấp ủ bấy lâu.
评论专区