– Yên Bái đang quyết tâm triển khai “bán trú” ởvùng sâu,Đừngnghĩkhósố liệu thống kê về werder bremen gặp hoffenheim vùng xa. Nhờ đó vừa “giữ chân” học sinh với nhà trường,vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy, quản lý học sinh.
>> Sáng tạo rớt nước mắt của thầy cô vùng cao
Không thầy cô nào nói về “cái khó, cái khổ, cái buồn”, họ chỉ nói đến một mục đích chung, đấy là làm sao để học sinh vùng cao được thụ hưởng những gì mà học sinh miền xuôi đã được thụ hưởng!
Đã có rất nhiều bữa cơm có thịt!
Những “bữa cơm có thịt” của học sinh vùng cao Trạm Tấu. |
Chiều vùng cao se sắt lạnh. Dù ở điểm trường Pá Hu được chưa đầy 3 giờ đồng hồ, nhưng cảm giác gần gũi, thân quen như đã đến từ lâu...
Hỏi về cái khó, khổ, buồn của giáo viên vùng cao, cô Hiền thành thật: “Mấy năm gần đây, đời sống giáo viên vùng cao đã được cải thiện. Đường xá đã thuận lợi hơn rất nhiều, có phương tiện để đi lại, có cây xăng để mua khi hết xăng. Sóng điện thoại hầu hết đã phủ rộng, muốn liên lạc với gia đình thì đã có điện thoại di động; thông tin có thể tra cứu từ mạng 3G… Trước, từ Pá Hu để lên đến một điểm trường, phương tiện duy nhất là… đi bộ. Giờ, dẫu chưa phải đã hết hẳn những điểm như thế, nhưng đời sống đã thay da đổi thịt khác xưa rất nhiều…”.
Đời sống giáo viên được nâng lên, học sinh được chăm lo; các em được học, được nội trú trong những khu nhà xây dựng kiên cố chứ không còn tạm bợ, tranh tre vách đất như nhiều năm trước, dẫu chưa 100% các điểm trường tạm bợ đã được xóa sổ.
Bài ca “khó, khổ, buồn” của giáo dục vùng cao, đang sắp là câu chuyện của dĩ vãng.…
“Kho củi” dự trữ phục vụ nấu ăn của điểm trường Pá Hu |
Vẫn theo cô Hiền, hiệu trưởng nhà trường: ở Pá Hú và nhiều điểm trường khác, các thầy cô giáo cũng ở lại trường, cùng chung bếp ăn, chỉ khác chỗ ngủ. Các thầy cô ăn sau, nhường các con ăn trước. Bữa ăn của các cháu, nói không ngoa, nếu ở nhà với bố mẹ, các cháu chỉ được ăn vào những dịp lễ tết, chứ ngày thường, cả nhà vẫn phải ăn cơm độn, nói gì đến thức ăn!?
Bữa cơm chiều của trẻ con vùng núi: những đứa trẻ lích chích như những con gà con vừa tách mẹ, ở dưới xuôi, có lẽ cha mẹ chúng phải hò như hò đò mới bắt chúng ăn xong bữa.
Ở đây, mỗi tốp ba, bốn cháu ngồi ăn chung mâm: một nồi cơm to đủ để các cháu ăn no bụng, một tô canh, một bát rau, một – hai đĩa thức ăn mặn được cải thiện (có thể là cá khô, hoặc thịt rim ba chỉ sốt cà chua). Các anh chị lớp lớn ăn sau, nhường các em lớp bé ăn trước, và sau cùng là các thầy cô.
Trong gian bếp chật hẹp nhưng được bày biện ngăn nắp và khoa học, một khu giá gỗ bày khẩu phần ăn của các em học sinh được phân chia theo lớp, mỗi lớp một ngăn riêng. Các em đã thành nếp, đến giờ, sẽ tự đến khu vực bày phần ăn dành cho mình lấy mang về. Bữa cơm chiều kết thúc, các em được xem tivi trong căn phòng tập thể chừng 30 phút, sau đó sẽ về lớp để học bài buổi tối, và sau đó mới về phòng nghỉ…
Khung cảnh này giờ không còn xa lạ ở rất nhiều điểm trường. Có lẽ, lên vùng núi phải khó khăn lắm mới tìm được những điểm các cháu học sinh tự trọ học trong những căn lều do cha mẹ xây cất bên rìa đường, 4 – 5 cháu cùng ở chung, tự lo nấu nướng, cơm nước… cho mình. Đó là những em không thuộc diện nội trú, phải tự túc 100%.
Ở Yên Bái, ở Trạm Tấu, những trường hợp này được đưa vào diện “bán trú”, trong đó có một phần chia sẻ từ những “kho thóc khuyến học”.
Dù đói "kho thóc khuyến học" vẫn đầy“Kho thóc khuyến học” của thầy trò điểm trường xã Trạm Tấu (huyện Trạm Tấu, Yên Bái) |
Đối diện xã Pá Hu là xã Trạm Tấu nằm bên kia con suối Nậm Tung, và là xã nằm trêntrục đường giao thông huyện. Một điều rất tình cờ, điểm trường Trạm Tấu cũng nằm đốidiện với điểm trường Pá Hu, tưởng như, chỉ cần cất một cây cầu, học sinh hai trườngsẽ “đi bộ” sang giao lưu với nhau chỉ một cánh tay với.
Nhìn vẻ bề ngoài, điểm trường Trạm Tấu có cơ sở vật chất khang trang hơn hẳn điểmtrường Pá Hu. Nhưng, theo thầy Nguyễn Duy Tiến, hiệu trưởng trường Trạm Tấu, đấy làxây cất manh mún không đồng bộ, phần lớn là chắp vá. Và, các thầy cô trong trườngcũng là những thợ nề, thợ hồ… trong các giai đoạn xây trường.
Tổng số học sinh của xã Trạm Tấu có 539 học sinh, gồm 28 lớp trong 6 điểm trườngtrải dài từ Km14 đến Km17, bao gồm các thôn: Tấu Trên, Tấu Giữa, Tấu Dưới, Mo Nhang…Trong đó, có 14 lớp học tại các điểm trường bán trú với 385 học sinh; 5 phòng ở nộitrú (190 học sinh), còn lại là bán trú.
Tháng 1/2013, 13 em học sinh (toàn nữ) đang theo học lớp 8 tại thôn Tấu Giữa cóchương trình chuyển về học tại điểm trường Trạm Tấu. Vì “sự cố” này, các em chưa đượcxét thuộc diện bán trú, không được hưởng trợ cấp một bữa ăn/ngày.
Linh động, “kho thóc khuyến học” của trường tiểu học và THCS bán trú Trạm Tấu đã“giải bài toán” trong lúc khó khăn.
Thầy Tiến chia sẻ: năm 2011, “tổng kho thóc” của Trạm Tấu được 4 tấn thóc; năm2012, con số này là 6 tấn và hơn 20 triệu tiền mặt. Nó đã cung cấp hàng ngàn bữa ăncho các học sinh không thuộc diện bán trú, và cả 13 trường hợp các em học sinh lớp 8từ điểm trường Tấu Giữa mới chuyển về.
Không giống như Pá Hu – kho thóc được “tận dụng” ở ngay nhà kho trong điểm trường,tại điểm trường Trạm Tấu, “Kho thóc khuyến học” được trưng dụng một gian hàng vật tư(đã bỏ không) của chợ trung tâm xã.
Đích thân phó chủ tịch xã Mùa A Páo dẫn tôi đến “Kho thóc khuyến học” của xã TrạmTấu.
Nhìn kho thóc Páo vừa mở, trước đó, thông tin từ thầy Tiến, tổng khối lượng của nólà hơn 6 tấn. Bất giác liên tưởng đến thông tin Páo vừa kể, tôi giật mình ngỡ ngàng:trong lúc cả xã vẫn còn đói, vẫn còn loay hoay với vụ giáp hạt, nhưng chẳng ai nề hàđóng góp thóc gạo để phục vụ mục đích “khuyến học” cho con em mình!
Kiên Trung