Trong báo cáo tình hình triển khai dịch vụ công trực tuyến của Bộ TT&TT,ộTTTTdịchvụcôngđượccungcấptrựctuyếnmứcvàocuốinăbảng xếp c1 Trung tâm thông tin của Bộ cũng cho biết, vướng mắc chung hiện nay là lượng hồ sơ phát sinh hàng năm thấp. Trong khi đó, theo Thông tư 01 ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, việc nâng cấp dịch vụ công trực tuyến từ mức độ 3 lên mức độ 4 phải căn cứ vào nhu cầu người dùng trên cơ sở kết quả thực hiện tiếp nhận, giải quyết hồ sơ trực tuyến đạt tối thiểu từ 30% trong tổng số hồ sơ trở lên và nội dung thủ tục hành chính đáp ứng tiêu chí thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
Cuối năm 2020, 100% dịch vụ công của Bộ phải được cung cấp trực tuyến mức độ 4, mức cao nhất, thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng. (Ảnh: mic.gov.vn) |
Lãnh đạo Cục Tin học hóa cho rằng để thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến cần tập trung 3 việc. Trước tiên, điều kiện cần để cung cấp dịch vụ công trực tuyến là nền tảng thanh toán và định danh. Thời gian qua, Trung tâm Thông tin đã xây dựng được hệ thống thanh toán MIC Connect triển khai trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung (LGSP), cho phép định danh và liên thông với Cổng dịch vụ công quốc gia. Về thanh toán, Trung tâm thông tin đã liên hệ 3 nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến.
Để phục vụ người dân, cơ quan nhà nước phải chủ động và sẵn sàng trong việc tiếp nhận trực tuyến hồ sơ, trừ các trường hợp dịch vụ công theo quy định vẫn yêu cầu người dân đến để chụp ảnh, làm chứng...
Điều kiện đủ để bảo đảm cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của cơ quan nhà nước là phải đẩy mạnh việc sử dụng của người dân. Đây là trách nhiệm của cơ quan cung cấp dịch vụ công trực tuyến, nghĩa là phải thay đổi tư duy từ việc “xin và cấp” sang tư duy phục vụ, coi người dân, doanh nghiệp là khách hàng và mời người dân dùng dịch vụ để có hồ sơ trực tuyến. Khi tiếp cận tinh thần này, các dịch vụ công đều có thể tiếp nhận hồ sơ trực tuyến. Hiện chưa thể đưa 100% dịch vụ công lên mức độ 4 vì theo quy định của pháp luật có những dịch vụ yêu cầu người dân đến trực tiếp để ký nhận, chụp ảnh… nhưng có thể bảo đảm rằng 100% dịch được tiếp nhận hồ sơ trực tuyến.
Đ.P
Bộ Tài chính vừa được giao chủ trì việc nghiên cứu, trình Chính phủ giải pháp miễn, giảm phí, lệ phí thực hiện dịch vụ công trực tuyến và các chi phí liên quan (bưu chính, tài khoản), với thời hạn hoàn thành là trong tháng 10/2020.