您的当前位置:首页 >Cúp C1 >5 lý do mặc đồng phục là không cần thiết_lịch đấu cúp c2 正文

5 lý do mặc đồng phục là không cần thiết_lịch đấu cúp c2

时间:2025-01-14 01:03:09 来源:网络整理编辑:Cúp C1

核心提示

Tin thể thao 24H 5 lý do mặc đồng phục là không cần thiết_lịch đấu cúp c2

VietNamNet xin giới thiệu ý kiến cá nhân của độc giả Thanh Duy về vấn đề này. 

Nhiều đồng phục không phù hợp

Có ý kiến cho rằng nhà trường nên có đồng phục cho đẹp,ýdomặcđồngphụclàkhôngcầnthiếlịch đấu cúp c2 cho thống nhất, đồng bộ, dễ quản lý, phân biệt với những lớp khác, trường khác,…

Còn người viết cho rằng giai đoạn hiện nay, đồng phục là không cần thiết vì 5 lý do sau đây:

Thứ nhất, đồng phục khiến phụ huynh rất tốn kém.

Vấn đề đồng phục không chỉ là chuyện quần áo đồng phục mà chi phí đầu năm học của mỗi gia đình còn cả cặp, giày, nón, viết, tập vở,….

Có nơi đồng phục từng khối lớp khác nhau. Có nơi lại mỗi năm mỗi kiểu đồng phục khiến gia đình học sinh chạy theo vô cùng tốn kém.

Thứ hai, nhiều đồng phục không còn phù hợp.

Một số nơi sử dụng đồng phục áo dài trắng từ lớp 6-12, trong khi lứa tuổi học sinh từ lớp 6-9 (bậc trung học cơ sở) còn nhỏ, lứa tuổi cần tham gia nhiều hoạt động, tham gia các phong trào. 

Áo dài là loại trang phục cho ngày lễ, không thuận tiện cho vận động của lứa tuổi đang dư thừa năng lượng như học sinh trung học cơ sở. 

Một số kiểu đồng phục không phù hợp với sở thích của học sinh, không phù hợp kích thước học sinh. Chẳng hạn cao cổng kín tường quá hoặc váy ngắn quá. 

Thứ ba, đồng phục biến trường học thành nơi mua bán.

Thực tế, học sinh đi học cần được lựa chọn trang phục phù hợp với thuần phong mỹ tục. Việc quy định đồng phục và bắt học sinh mua tại trường liệu có vi phạm quy định về việc mua sắm khi ép học sinh phải mua đồng phục của trường. 

Một bộ đồng phục học sinh sẽ gồm đồ đông, hè, đồ thể thao, một số trường yêu cầu cả giầy tất… gây tốn kém kinh phí, và cả lãng phí do năm nào cũng phải thay đồng phục vì các em lớn rất nhanh.

Áo trắng đến trường. Ảnh: Hoàng Hà

Triệt tiêu sáng tạo 

Thứ tư, đồng phục còn triệt tiêu sự sáng tạo của học sinh

Tôi được biết, nhiều ngôi trường trên thế giới đã không còn dùng đồng phục. Học sinh được tự do mặc trang phục đến trường, tuy nhiên phải đảm bảo một số tiêu chí nhất định.

Khi đó, học sinh sẽ thỏa sức sáng tạo. Các em có thể có những trang phục kêu gọi quyên góp, trang phục tuyên truyền dịch bệnh, tuyên truyền giáo dục giới tính, bảo vệ môi trường,… thông qua những bộ quần áo, nón,…

Tuy nhiên, những trang phục, vật dụng sáng tạo ấy vẫn phải phù hợp đạo đức, thuần phong mỹ tục và đảm bảo tính thẩm mỹ, hợp lý.

Khi các em không thích màu sắc hoặc kiểu dáng đồng phục, sẽ dễ có tâm lý không thoải mái, chán ghét, ảnh hưởng không nhỏ đến học tập.

Các em sẽ học tốt khi mặc những trang phục thoải mái, phù hợp mà mình yêu thích. Điều này còn giúp các em được thể hiện, được sáng tạo, tuyên truyền những giá trị tốt đẹp, lý tưởng sống

Tuổi teen là giai đoạn đang bắt đầu có nhu cầu thể hiện cá tính, phong cách riêng, vì thế sẽ có những em cảm thấy rất bực bội khi mặc những bộ trang phục mà mình không thích đến trường.

Đơn cử như việc khi tự tay trang trí, lật quyển vở mà mình thích, các em sẽ vui, nâng niu hơn nhiều so với những quyển vở đồng phục giống nhau.  

Đồng phục cũng khuôn mẫu, giống như văn mẫu đã triệt tiêu sự sáng tạo của học sinh, cần được xem xét loại bỏ, thay thế trong tương lai.

Tuy nhiên, việc thay đổi cũng phải diễn ra từng bước. Có thể thay đổi bắt đầu từ việc nhà trường chỉ nên quy định trang phục đơn giản, gọn gàng có thể là áo trắng, quần xanh (hoặc đen).

Gia đình học sinh tự mua theo quy định chung về màu sắc và tuân thủ yêu cầu cơ bản về sự gọn gàng, tiện dụng

Thanh Duy

Đồng phục, tưởng chỉ là một câu chuyện nhỏ liên quan đến quần áo. Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ quyền tự do biểu hiện bản sắc, phong cách, cá tính, tự do lựa chọn của từng em học sinh, và điều kiện hoàn cảnh từng gia đình thì đằng sau câu chuyện đồng phục có lẽ cũng có nhiều điều cần trao đổi, nhìn nhận lại.  

Ban Giáo dục báo VietNamNet mở diễn đàn: "Học sinh có cần mặc đồng phục không?". 

Mời bạn đọc gửi ý kiến về: [email protected]. Xin cảm ơn!