Ngôi làng hiếm có ở Việt Nam với 210 tiến sĩ_bxh israel

Kỳ 1: Làng tôi có 2 trung tướng anh hùng

Chủ biên và tác giả của 90 cuốn sách

Đầu tiên phải kể đến người chủ biên - tác giả của 90 cuốn sách về văn hoá và khoa học xã hội - cố GS Vũ Khiêu (1916-2021). Ông tên thật là Ðặng Vũ Khiêu,ôilànghiếmcóởViệtNamvớitiếnsĩbxh israel nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, nguyên Phó tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam. Ông là AHLÐ thời kỳ đổi mới (được phong tặng năm 2000) và nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học xã hội lần đầu, năm 1996.

Sinh ra trong một gia đình khoa bảng có truyền thống nho học, GS Vũ Khiêu là người chỉ đạo và trực tiếp tiến hành nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa và khoa học xã hội nổi tiếng, với hàng ngàn trang viết được tập hợp trong 90 tác phẩm có giá trị khoa học cao. Thật hy hữu và cũng kỳ lạ, cho đến cái tuổi một trăm có lẻ, ông vẫn viết sách rất sung sức với một niềm hăng say, quên cả tuổi già. Cây bút tầm cỡ ấy đã tỏ rõ là bậc đại thụ của nền khoa học xã hội nước nhà.

vũ khiêu.jpg
GS Vũ Khiêu cùng gia đình người con trưởng - GS Cảnh Khanh và chắt nội Minh Anh. Ảnh: GĐCC

Nhà dịch tễ học lỗi lạc với 95 công trình nghiên cứu đồ sộ 

Cố GS, TSKH Ðặng Ðức Trạch (1930- 2004) là nhà nghiên cứu vắc-xin hàng đầu Việt Nam. Ông được phong danh hiệu AHLÐ thời kỳ Ðổi mới năm 2006. Ông là Thầy thuốc Nhân dân, nhận Giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ (năm 2000) do có đóng góp lớn và để lại cho nền y học Việt Nam 95 công trình khoa học.

làng hành thiện.jpg
GS.TSKH Đặng Đức Trạch (bìa phải) trong buổi đón tiếp Tổng bí thư Đỗ Mười tới thăm Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương


Ông nguyên là phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, nguyên Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, đại biểu Quốc hội khoá 11 và từng là Chủ tịch Hiệp hội Y học các nước Ðông Nam Á.

Nhắc tới ông, giới y dược học nước nhà không thể không nói tới những công lao to lớn của ông trong lĩnh vực vắc-xin vi khuẩn: sự sáng tạo và đổi mới trong công nghệ vắc-xin BCG phòng lao. 

Ông trở thành người học trò và người đồng nghiệp thân thiết xuất sắc của cố Bộ trưởng, AHLÐ Phạm Ngọc Thạch trong công việc này. Các vắc-xin thương hàn, tả, uốn ván, ho gà, bạch hầu... mà ngày nay hàng triệu trẻ em đang được hưởng thụ miễn dịch, đều được ông khởi xướng, phát minh và sáng tạo.

Thế giới đã không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng một nước vốn còn kém phát triển nhiều mặt như ta lại có một ngành vắc-xin phát triển rực rỡ, mang lại nhiều kết quả thực tế đến như vậy. Chương trình Phòng chống các bệnh tiêu chảy, chương trình Tiêm chủng mở rộng mà ông làm chủ nhiệm nhiều năm đã góp phần to lớn và làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong xuống hàng chục lần. Nhiều bệnh hiện nay không còn thấy nữa hoặc rất ít thấy...

GS.TSKH Ðặng Ðức Trạch thực sự là nhà khoa học lỗi lạc, và là một trong những nhà miễn dịch học, nhà vi khuẩn học hàng đầu của Việt Nam.

Ông là người hoàn thành xuất sắc việc xây dựng một hệ thống các phòng thí nghiệm về vi khuẩn học và miễn dịch học tại các viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, các viện Pasteur, các bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến tỉnh, thành phố, tại các trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành trong toàn quốc và tồn tại qua nhiều thập kỷ cho đến nay. Các phòng thí nghiệm được GS xây dựng đã đóng góp quan trọng trong việc chẩn đoán các tác nhân gây bệnh nhanh, chính xác đáp ứng kịp thời cho công tác phòng chống dịch.

Với làng Hành Thiện, cố GS Vũ Khiêu đã từng phụng thảo trên Văn bia tại Ðình làng mình như sau:
"Việc học hành đất dưỡng thông minh/ Đường khoa bảng trời ban tài trí
Đã nhiều tiến sĩ, cử nhân/ Lại lắm giáo sư, viện sĩ
Nay toàn cầu vào cuộc đua tranh/ Lúc nhân loại gặp thời trí tuệ
Có học thì dân trí cao thăng/ Không học thì dân sinh tồi tệ
Hãy học sao trị quốc, an dân/ Hãy học để kinh bang tế thế
Để Việt Nam bền mãi nghĩa nhân/ Để Hành Thiện sáng ngời nhân trí 

Nay ghi danh ngưỡng mộ hiền tài/ Dựng bia đá tôn vinh học vị"
Mùa Xuân năm Tân Mão (2011)

Thật thú vị và cũng thật tự hào về ngôi làng Hành Thiện cổ kính trên 600 năm tuổi. Làng trải qua nhiều lần di dời và đổi tên, từ làng Hộ Xá đến Hành Cung Trang và nay là Hành Thiện. Sắp tới, khi trong dịp lễ hội chùa Keo Hành Thiện vào 15/9 âm lịch, quê tôi sẽ kỷ niệm 200 năm làng mình được vua Minh Mạng trực tiếp đặt tên là Hành Thiện (1823-2023). Đó là một làng quê văn hoá và giàu truyền thống tốt đẹp về yêu nước và hiếu học. 

Làng tôi có lẽ cũng thuộc dạng "xưa nay hiếm" khi có các cá nhân được tặng và truy tặng các danh hiệu cao quý của Nhà nước cho làng và cá nhân như danh hiệu:
Tập thể: Ðảng bộ và nhân dân xã Xuân Hồng - đơn vị Anh hùng LLVTND thời kỳ chống Pháp.
Cá nhân: Huân chương Sao Vàng: cố Tổng bí thư Trường Chinh và nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Ðặng Quân Thuỵ; Huân chương Hồ Chí Minh: nguyên Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương Ðặng Quốc Bảo, Trung tướng Ðặng Kinh (nguyên Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam), Bí thư Đảng đoàn Bộ Văn hoá Đặng Xuân Thiều.
Đại biểu Quốc hội: 11 vị; AHLLVTND: 5 vị; AHLÐ thời kỳ Ðổi mới: 2 vị; Bà mẹ Việt Nam Anh hùng: 14 mẹ.
Giải thưởng Hồ Chí Minh: 4 vị; Giải thưởng Nhà nước: 5 vị; Thầy thuốc Nhân dân: 5 vị; Nhà giáo Nhân dân: 9 vị; Nghệ sĩ Nhân dân: 1 vị.

Những nữ bác sĩ, dược sĩ không thấy Mặt Trời

Những nữ bác sĩ, dược sĩ không thấy Mặt Trời

Ai cũng biết đến vắc-xin giai đoạn đại dịch, nhưng ít ai biết những người phụ nữ thầm lặng làm công việc thử nghiệm vắc-xin miệt mài cho đến tận bây giờ.