Phát triển kinh tế số,ềntảngsốđếnhộgiađìslna vs tp hcm xã hội số là trọng tâm chiến lược của Việt Nam Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết 52-NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị, Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ đều xác định phát triển kinh tế số, xã hội số là trọng tâm chiến lược của Việt Nam trong giai đoạn tới. Chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số đã xác định rõ tầm nhìn: Phát triển kinh tế số giúp người dân giàu có hơn, góp phần đưa Việt Nam vượt qua mức thu nhập trung bình thấp vào năm 2025, đạt mức thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và đạt mức thu nhập cao vào năm 2045. Phát triển xã hội số giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia số an toàn, nhân văn và rộng khắp. Chiến lược cũng đề ra những mục tiêu rất cao và cụ thể cả về phát triển kinh tế số cũng như xã hội số. Cụ thể, tỷ trọng kinh tế số cần đạt tối thiểu 20% GDP vào năm 2025 và đến năm 2030 đạt tối thiểu 30% GDP; trong đó kinh tế số ngành, lĩnh vực năm 2025 đạt tối thiểu 10% và đến năm 2030 đạt tối thiểu 20%. Về xã hội số, tỷ lệ dân số trưởng thành có smartphone đạt 80% vào năm 2025, 95% vào năm 2030; đến năm 2025 tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 80% và tỷ lệ này vào năm 2030 là trên 95%... Điểm cốt lõi, độc đáo và khác biệt của Việt Nam trong phát triển kinh tế số và xã hội số là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số bằng các nền tảng số Việt Nam. Và điểm đột phá là phổ cập thật nhanh các nền tảng số quốc gia phục vụ nhu cầu riêng, nhu cầu đặc thù của người dân Việt Nam, của doanh nghiệp Việt Nam. Với quan điểm đó, thời gian qua, trong vai trò là cơ quan được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì triển khai Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số, Bộ TT&TT đã điều phối các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp. Theo thống kê, đến giữa năm nay, trong 17 mục tiêu Chiến lược đặt ra đến năm 2025, đã có 2 mục tiêu được hoàn thành; trong 114 nhiệm vụ đến năm 2025, đã có 20 nhiệm vụ hoàn thành. Ước tính của Bộ TT&TT cho thấy, tỷ trọng kinh tế số trên GDP cả nước liên tục tăng từ năm 2021 đến nay, từ 11,91% năm 2021 lên 14,29% năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 là gần 15%. Cùng với đó, hiện có khoảng 60 nền tảng, ứng dụng di động phục vụ người dân của Việt Nam có trên 1 triệu người dùng sử dụng bình quân hằng tháng, trong đó nền tảng có số lượng người dùng đông nhất đã đạt gần 75 triệu người dùng sử dụng bình quân hằng tháng. Xu hướng tiêu dùng dịch vụ số của người dân tập trung chủ yếu ở 2 nhóm nền tảng số là thanh toán số và giải trí. Lần đầu tiên có Diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số Để sớm hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra và lấy thêm ý kiến đóng góp cho lộ trình phát triển kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam, ngày 14/9, Bộ TT&TT sẽ phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Nam Định đồng chủ trì tổ chức Diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ nhất tại Nam Định. Với chủ đề “Mang nền tảng số đến hộ gia đình”, sự kiện hướng tới mục tiêu trở thành diễn đàn trao đổi thường niên của các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp, các chuyên gia đầu ngành về tập trung phát triển kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam. Theo Ban tổ chức, trong lần đầu tiên được tổ chức, diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số sẽ gồm 1 phiên toàn thể, 3 phiên hội thảo chuyên đề cùng triển lãm về các ứng dụng công nghệ cho phát triển kinh tế số. Phiên diễn đàn cấp cao vào sáng ngày 14/9 dự kiến sẽ do Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc đồng chủ trì. Bên cạnh phiên diễn đàn cấp cao với nhiều nội dung quan trọng từ các chuyên gia trong và ngoài nước, vào chiều cùng ngày 14/9, sẽ diễn ra 3 phiên chuyên đề về “Phát triển đổi mới sáng tạo trở thành động lực xây dựng nền kinh tế số”; “Phát triển ngành công nghiệp công nghệ số trở thành ngành công nghiệp nền tảng thúc đẩy quá trình xây dựng kinh tế số, xã hội số toàn dân, toàn diện”; “Dữ liệu và trí tuệ nhân tạo phục vụ phát triển kinh tế số và xã hội số”, được chủ trì bởi lãnh đạo các ban, bộ, ngành liên quan. Song song với phiên diễn đàn cấp cao và các hội thảo chuyên đề, triển lãm về các ứng dụng công nghệ cho phát triển kinh tế số sẽ thu hút sự tham gia của hơn 20 nhà cung cấp giải pháp công nghệ hàng đầu hiện nay như Viettel, VNPT, MISA, MobiFone, FPT… Các giải pháp nổi bật được giới thiệu trong triển lãm gồm có thanh toán kỹ thuật số, ví điện tử; thanh toán tiếp xúc và không tiếp xúc; hệ thống thanh toán di động; chữ ký số; công nghệ chuỗi khối; thương mại điện tử; hệ sinh thái số; an toàn thông tin mạng…