Học giả quốc tế: Trung Quốc tạo căng thẳng nguy hiểm tại khu vực_hình nền tottenham

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:World Cup 浏览: 【】 发布时间:2025-01-12 06:20:55 评论数:

  Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)

Sáng 20-6,ọcgiảquốctếTrungQuốctạocăngthẳngnguyhiểmtạikhuvựhình nền tottenham tại Đà Nẵng, hội thảoquốc tế với chủ đề “Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử" đã được tổ chức,thu hút gần 100 đại biểu là các học giả quốc tế, Việt kiều, các chuyên gianghiên cứu.

Hội thảo do Đại học Đà Nẵng vàTrường Đại học Phạm Văn Đồng đã phối hợp tổ chức.

Phát biểu khai mạc hội thảo, phógiáo sư, tiến sỹ Phạm Đăng Phước, hiệu trưởng Trường Đại học Phạm Văn Đồng nhấnmạnh hội thảo quốc tế “Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử” là sự tiếp nốithành công của hội thảo về hai quần đảo được tổ chức tại Quảng Ngãi tháng4/2013. Điều này cho thấy chủ đề này vẫn tiếp tục nhận được sự quan tâm củađông đảo học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.

Hội thảo lần này diễn ra trong bốicảnh tình hình Biển Đông hết sức phức tạp sau khi Trung Quốc ngang nhiên hạ đặttrái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng đặc quyềnkinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền,quyền tài phán của Việt Nam, nhằm hiện thực hóa yêu sách phi lý "đường lưỡibò."

Phó giáo sư, tiến sỹ Phạm ĐăngPhước nhấn mạnh hành động này của Trung Quốc là một bước leo thang mới vi phạmluật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, làm thay đổinguyên trạng ở Biển Đông, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở BiểnĐông.

Tại hội thảo, các đại biểu thảoluận chủ đề "Sự thật tranh chấp tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và nhữngtác động đối với hòa bình, an ninh khu vực," tập trung phân tích khía cạnhchính trị, quân sự tranh chấp ở Biển Đông qua các tham luận "Tranh chấpHoàng Sa, vấn đề chính trị và vai trò của luật pháp quốc tế trong việc thúc đẩyhợp tác"; "Thủ đoạn "ngư phủ-tàu lạ" của Trung Quốc sử dụngđể lấn dần từng bước, rồi thực hiện một cuộc "tiểu chiến tranh" cướpđoạt quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, qua tư liệu lưu trữ của Việt Nam Cộng hòa(1954-1975)"; "Câu chuyện về đường 9 đoạn, quá khứ, hiện tại và tươnglai"; "Mối liên hệ của Học thuyết Stimson ở Đông Á thế kỷ 21";"Sự không công nhận như một biện pháp thách thức Trung Quốc gia tăng xâmchiếm Biển Đông"; "Sự ép buộc được điều chỉnh tăng lên ở BiểnĐông"...

Các đại biểu cũng đã tập trungxoay quanh chủ đề này bằng những giải pháp hướng tới một khu vực hòa bình, anninh được thể hiện qua các tham luận "Cuộc chiến pháp lý hay cuộc chiếnquân sự? Hãy để cơ chế tòa án làm dịu các cuộc tranh chấp ở châu Á";"Giải pháp cho đụng độ ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bị những tính toánchiến lược của Trung Quốc ngăn trở triển vọng"; "Tăng cường cách tiếpcận khu vực đối với tranh chấp Hoàng Sa"; "Từ lịch sử thế kỷ 20 đến địachính trị hiện tại, hướng tới hợp tác và cùng phát triển trong khu vực Hoàng Savà Trường Sa vì hòa bình, an ninh khu vực và thế giới"; "Sự giao thoachâu Âu và những cuộc xung đột ở Biển Đông-Vấn đề và kiến nghị."

Bằng những chứng cứ, tư liệu lịchsử, khoa học..., giáo sư Carl A. Thayer, nguyên giáo sư Học viện Quốc phòngAustralia, chuyên gia về Việt Nam và Đông Nam Á khẳng định nếu tính từ lịch sửxa xưa tới thế kỷ 17 và thế kỷ 18, có thể thấy rất rõ rằng Việt Nam có cơ sởđáng kể về chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa.

Trong thế kỷ thứ 17, chúa Nguyễnđã ra lệnh cho các quan chức trong triều thu nạp thủy thủ cho từ 5 đến 18 thuyền,tạo nên đội Hoàng Sa. Đội Hoàng Sa hoạt động ở quần đảo Hoàng Sa khoảng 5 thángđể đánh cá, vẽ bản đồ, khảo sát và lấy hàng hóa từ các tàu buôn bị chìm. Các vịvua triều Nguyễn tiếp tục duy trì đội Hoàng Sa. Vua Gia Long đã chính thức chiếmhữu quần đảo Hoàng Sa từ năm 1816.

Dưới thời của người kế vị - vuaMinh Mạng, đội Hoàng Sa lại tiếp tục khảo sát và vẽ bản đồ quần đảo, xây dựng mộtmiếu thờ năm 1835, dựng một bia đá khắc lên yêu sách lãnh thổ của Vương quốc AnNam... Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Geneva 1954 đã tạm thời chia cắt ViệtNam thành hai khu vực dọc theo vĩ tuyến 17. Quần đảo Hoàng Sa nằm dưới vĩ tuyếnnày, do đó, nó thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam Cộng hòa.

Năm 1956, Việt Nam Cộng hòa phảnđối sự chiếm đóng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với các đảo thuộc nhóm AnVĩnh. Cũng năm đó Việt Nam Cộng hòa thay thế các lực lượng Pháp trên quần đảoHoàng Sa và Bộ Khai khoáng khoa học và Công nghiệp nhỏ tiến hành một cuộc khảosát đối với bốn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Theo giáo sư Carl Thayer, việcTrung Quốc viện dẫn rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thừa nhận chủ quyền củaTrung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa năm 1958 là không chính xác. Bức thư củaThủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc không đề cập tới quần đảo Hoàng Sa (haylà quần đảo Trường Sa) cũng như không hề thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đốivới quần đảo Hoàng Sa...

Ông cho rằng tranh chấp hiện nayvề chủ quyền trong các vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa chỉ có thể giảiquyết dựa trên luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS. Việt Nam cần tranh luận mạnhmẽ điểm này trong các trao đổi cấp chính phủ với Trung Quốc. Việt Nam nên vận độngHiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tỏ ra mạnh hơn trong sự ủng hộ của ASEAN choviệc giải quyết tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và không đe dọa hoặc sửdụng vũ lực...

Sau khi phân tích kỹ càng về nhữnggiải pháp trong vấn đề tranh chấp tại Biển Đông, giáo sư Jerome A. Cohen, Chủ tịchViện Luật pháp Hoa Kỳ-châu Á, Đại học Luật New York cho rằng quan điểm chống lạisự tham gia của các cơ chế pháp lý của Trung Quốc đang tạo điều kiện cho các nướcláng giềng tăng cường hợp tác phòng thủ với nhau, cũng như tìm kiếm sự ủng hộ lớnhơn từ các nước lớn ngoài khu vực. Tình hình này đi ngược lại với các mục tiêucủa ngoại giao chuyên nghiệp Trung Quốc và tạo ra căng thẳng đầy nguy hiểm đangtăng lên trong khu vực.

Theo giáo sư Jerome A. Cohen, BắcKinh nên cân nhắc lại sự thù địch của họ đối với các phán quyết của các cơ chếtrọng tài công bằng và học cách được hưởng lợi từ những khả năng đó.../.

Theo TTXVN

最近更新