Bình Dương: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển_kq bd fa
作者:World Cup 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-26 05:09:39 评论数:
Xác định nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển,ìnhDươngNângcaochấtlượngnguồnnhânlựcđápứngyêucầupháttriểkq bd fa thời gian qua UBND tỉnh Bình Dương đã có nhiều chương trình, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực. Trong đó nổi bật là Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu xây dựng Bình Dương giai đoạn 2021 – 2025; định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
Theo đó, các sở, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, xây dựng kế hoạch thực hiện của đơn vị, địa phương mình giai đoạn 2021 - 2025, đồng thời đưa vào nhiệm vụ cụ thể trong kế hoạch hàng năm để triển khai đảm bảo đạt tiến độ và hiệu quả các nội dung.
Song song đó, thực hiện xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức với mục tiêu giải quyết căn bản yêu cầu biên chế và lao động hợp đồng của các cơ quan phù hợp với vị trí việc làm, quy mô dân số và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đội ngũ công chức làm việc trong các ngành, lĩnh vực trực tiếp tiếp xúc với tổ chức và người nước ngoài như thu hút đầu tư, công thương, xúc tiến thương mại, ngoại vụ phải thông thạo một ngoại ngữ; tỷ lệ giáo viên các trường THPT có trình độ sau đại học đạt 25%; tỷ lệ giáo viên các trường cao đẳng có trình độ sau đại học đạt 35%; tỷ lệ 10 bác sĩ/1 vạn dân.
Đồng thời, thu hút lao động có trình độ cao và đào tạo theo đơn đặt hàng với mục tiêu bổ sung nhân lực có trình độ, năng lực thực tiễn, kinh nghiệm mà đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện có của tỉnh còn thiếu và chưa đáp ứng được trong quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh và nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị.
Phát triển giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trên địa bàn tỉnh với mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 85%, trong đó có văn bằng, chứng chỉ đạt 35%; ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề.
Bên cạnh đó, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông tạo tiền đề cho giáo dục đại học, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao. Nâng cao chất lượng giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao và hội nhập quốc tế. Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng nông thôn mới. Hợp tác quốc tế để phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Xây dựng hình ảnh về một nơi tụ hội nguồn nhân lực
Thời gian vừa qua, Bình Dương đã thu hút, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, xây dựng hình ảnh về một nơi tụ hội nguồn nhân lực từ các địa phương khác đến đóng góp cho thị trường lao động tỉnh, góp phần trẻ hóa và dồi dào số lượng về nguồn nhân lực. Điều này tạo cơ hội và tiền đề để Bình Dương xây dựng nền kinh tế phát triển.
Hiện Bình Dương đã phát triển được 41 khu cụm công nghiệp, thu hút gần 42.300 doanh nghiệp trong nước và trên 3.750 dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Số lượng lao động trên toàn tỉnh lên đến trên 1,3 triệu người, với tỷ trọng nhân sự từ các tỉnh, thành khác chiếm khoảng 85%. Thu nhập bình quân đầu người tại Bình Dương đứng trong nhóm dẫn đầu cả nước và đạt 152 triệu đồng/người/năm.
Song song với việc thu hút và kêu gọi các nhà đầu tư, cấp ủy và chính quyền Bình Dương đã xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời có cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực từ các địa bàn khác đến định cư và làm việc tại các khu công nghiệp.
Điểm nổi bật nhất chính là người dân tham giao lao động được hỗ trợ đầy đủ chính sách về các dịch vụ an sinh xã hội như y tế, giáo dục, bảo hiểm… Đặc biệt là không có sự phân biết giữa người dân trong tỉnh, có hộ khẩu với người nhập cư chưa có hộ khẩu.
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương cho biết, nhiều chương trình, đề án thu hút, nâng cao trình độ cho lực lượng lao động đã được triển khai. Một số chương trình có thể kể ra như chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học - kỹ thuật và đội ngũ công nhân lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong giai đoạn 2016 - 2020; Đề án Đảm bảo nguồn lao động có tay nghề, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2020, đến năm 2025.
Về đào tạo, tỉnh hiện có 100 cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang hoạt động với khoảng 30.000 học viên các trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng. Sau đào tạo, đây sẽ là nòng cốt góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tại địa phương lên mức 80,5%, và khoảng 30% lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ.
Hải Miên