Trong những năm trở lại đây,ửahàngdiđộngxáchtaynhỏlẻvẫnsốngtốlich thi đấu vn các chuỗi bán lẻ di động tại Việt Nam bành trướng ở khắp mọi trận địa: từ các thành phố lớn đến các vùng nông thôn. Đây được cho là một mối nguy lớn dành cho các cửa hàng di động truyền thống.
Theo các số liệu thống kê, thị phần thiết bị bán ra của các cửa hàng nhỏ lẻ chỉ chiếm 25-30%, riêng hệ thống Thế giới Di động chiếm 35-40%, còn lại thuộc về các hệ thống khác. Các chuỗi bán lẻ dần thay thế các cửa hàng di động nhỏ lẻ là xu hướng tất yếu tại Việt Nam. Tuy nhiên, một số chủ cửa hàng di động nhỏ lẻ cho biết họ đủ khả năng "chống đỡ" các hệ thống lớn.
Nhiều cửa hàng nhỏ, lẻ vẫn có nguồn thu ổn định trước sự mở rộng quy mô của các hệ thống lớn. |
Anh Hoàng Anh Đức, chủ một cửa hàng di động chuyên bán iPhone xách tay trên phố Hàng Bún, Hà Nội cho biết, anh không hề “ngại” chạm trán với chuỗi bán lẻ: “Từ xưa đến nay, người dùng Việt vẫn mua di động xách tay, đặc biệt là iPhone. Mỗi hệ thống và cửa hàng đều có phân khúc khách hàng khác nhau”. Ở các hệ thống lớn, khách hàng có thu nhập cao sẵn sàng chi ra để trải nghiệm dịch vụ tốt nhất. Còn ở các cửa hàng xách tay, hầu hết người mua khá am hiểu về sản phẩm cũng như tìm cách tiết kiệm chi phí.
Chung nhận định, anh Nguyễn Tiến Trọng - chủ cửa hàng chuyên bán smartphone Android xách tay trên phố Trương Định, Hà Nội cho biết: “Có model mới ra mắt là cửa hàng nhập về. Đến khi nào nghe ngóng biết được chính hãng rục rịch phân phối là dừng bán. Ngoài ra, smartphone cao cấp khóa mạng Nhật hay Mỹ cũng rất được ưa chuộng do giá thành rẻ hơn rất nhiều sản phẩm chính hãng”.
Anh Đức lý giải, trong khi hệ thống lớn cần đầu tư vào mặt bằng ở những vị trí tốt nhất, thiết kế cửa hàng, đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản thì cửa hàng anh mọi thứ được tối giản nhất có thể. Trung bình, một cửa hàng thuộc hệ thống cần có diện tích 100 m2, 10-20 nhân viên, chưa kể 2 giám sát ca và quản lý cửa hàng. Mở cửa từ 8h sáng đến 10h tối. Còn các cửa hàng xách tay mọi thứ được tối giản nhằm tiết kiệm chi phí. Cửa hàng chỉ có 4 nhân viên, diện tích 30 m2, ở những con phố hạng 2, hạng 3 với giá thuê rẻ hơn, mỗi người kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, thời gian làm việc từ 10h30 đến 8h30…
Các hệ thống lớn phải đàm phán với nhà phân phối của khu vực để nhập sản phẩm có mức chiết khấu tốt trong một thời gian thương thảo khá dài thì các cửa hàng nhỏ lẻ như anh sẵn sàng “hớt váng” thị trường. Anh Đức kể: “Ngay khi iPhone được bán ra, cửa hàng thuê người hoặc trực tiếp sang Australia, Singapore hoặc Hong Kong để mang máy về nhanh nhất có thể. Tuần đầu tiên khi về, nhiều khách hàng sẵn sàng chi ra cao hơn 15-20 triệu đồng để có thể sở hữu máy sớm. Như thế mình vừa làm được thương hiệu, vừa tốc độ hơn nhiều các ông lớn. Và trong tiêu chí nào đó, mình đã chiến thắng dù thời gian ngắn”.
Về chất lượng sản phẩm, anh Đức nhận định: “Tiêu chuẩn đầu vào của sản phẩm công nghệ của Việt Nam còn chưa cao bằng các nước châu Âu như Anh, Pháp, Đức hoặc khu vực Trung Đông…". Đây cũng là lý do mà những người có kinh nghiệm về smartphone thường chọn các sản phẩm xách tay châu Âu. Tuy nhiên, anh lưu ý, người dùng tránh mua iPhone, iPad có xuất xứ từ các nước Trung Đông vì khi bán chính thức tại đây, Apple bị chính phủ nhiều nước trong khu vực yêu cầu tắt các dịch vụ như iMessage và Facetime.
Trao đổi với Zing.vn, nhân viên của một hệ thống vừa bán iPhone xách tay và chính hãng tại Hà Nội tiết lộ một thống kê khá bất ngờ: “Cứ 10 máy chính hãng bán ra thì tỷ lệ trả bảo hành là 5-6 máy, trong khi máy xách tay sửa chữa chỉ ở con số 3. Đây cũng là lý do, iPhone chính hãng thay đổi chính sách bảo hành. Những lỗi về pin, camera trước, sau, cáp, nguồn,... chỉ được sửa chữa mà không được hưởng chế độ 1 đổi 1”.
Anh Nguyễn Xuân Dũng sống tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) đang chuẩn bị mua iPhone 6S sau gần 3 năm sử dụng 5S. Anh cho biết: “Dùng iPhone từ thời 3GS, tôi vẫn mua tại một cửa hàng bán máy xách tay. Thiết bị hoạt động ổn định lại rẻ hơn máy chính hãng cùng cấu hình gần 2 triệu đồng thì tại sao mình không lựa chọn”.
Các cửa hàng trên những tuyến phố bán di động Thái Hà vẫn nhộn nhịp khách mua. |
Một lý do nữa khiến các cửa hàng nhỏ lẻ vẫn có lượng khách hàng ổn định là do họ bán cả máy cũ, đặc biệt là iPhone: “Các hệ thống lớn không thể làm được điều này. Nếu muốn bán máy đã qua sử dụng, chuỗi bán lẻ phải xây dựng thêm một bộ phận tìm kiếm nguồn hàng, thẩm định, test máy…, đội chi phí lên quá nhiều. Trong khi lượng máy lô để duy trì các cửa hàng hệ thống lớn sẽ khiến sai số tốt làm ảnh hưởng đến thương hiệu. Hay như việc nguồn cung lúc thừa lúc thiếu cũng khiến các hệ thống lớn không dám nhảy vào. Chỉ cần thị trường lên xuống, biến động là hệ thống đó ‘méo mặt’ do lượng máy nhập về lớn”, một chủ cửa hàng chuyên bán iPhone cũ chia sẻ.
“Còn với các cửa hàng nhỏ, việc nhập một model số lượng ít, chỉ khoảng 20 máy khiến việc kiểm tra dễ hơn, có lỗi mình sẽ trả lại ngay nguồn cung hay không lo biến động về tỷ giá, cung cầu. Điều này giúp giảm gánh nặng hàng tồn hay khan hàng”.
Lý giải hàng loạt cửa hàng di động nhỏ lẻ đóng cửa trong thời gian qua, anh Đức cho biết: “Đó là ở những giai đoạn bùng nổ của thị trường di động Việt Nam, kinh doanh có lời thì ai cũng sẽ nhảy vào. Tuy nhiên, việc bán hàng không đảm bảo chất lượng, chộp giật hay dịch vụ hậu mãi không tốt mới là nguyên nhân khiến nhiều cửa hàng đóng cửa hay chuyển hướng kinh doanh, trong khi mọi người mặc định nghĩ rằng đó là do các ông lớn tham gia vào sân chơi”.
Ngay như việc thống kê về doanh thu và thị trường smartphone, các hãng phân tích chỉ có số liệu từ hệ thống phân phối sản phẩm chính hãng: “Đó chỉ là lát cắt mỏng của thị trường di động Việt, họ đâu biết thị trường xách tay sôi động như thế nào”.
Ngoài ra, đó còn là bài toán về marketing và truyền thông. Các hệ thống lớn cần chạy các chiến dịch quảng bá trong thời gian dài và tần suất lớn nhằm đánh vào tâm trí khách hàng. “Còn cửa hàng nhỏ đâu cần bỏ chi phí như thế, cùng lắm là chi phí quảng cáo trên Facebook. Hầu hết là khách quen, họ mua một lần an tâm là sẽ truyền miệng nhau đến. Chỉ cần chăm sóc tập khách hàng đó là cửa hàng có lời”.