Vượt khỏi phạm vi một trận đánh thông thường 22 giờ đêm ngày 17-9- 1961,ảnhùngcacònvangvọlịch bóng đá anh hôm nay và ngày mai các đơn vị của ta tham gia trận đánh lần lượt tiến vào chiếm lĩnh trận địa. Trên hướng tiến công chủ yếu (phía tây tiểu khu), bộ đội lợi dụng sau mỗi lần đèn pha từ các tháp canh chiếu quét qua để nhích dần đội hình, vượt bãi trống, vượt qua cổng, tiến thẳng đến dinh tỉnh trưởng, đặt bộc phá. Đúng 23 giờ đêm 17-9-1961, tiếng nổ long trời của quả bộc phá 12kg làm sập một góc dinh tỉnh trưởng Phước Thành, phát lệnh tiến công. Tất cả các hướng, mũi đồng loạt nổ súng ào ào xung trận. Đại đội 59 và 1 tiểu đội đặc công đánh thẳng vào dinh tỉnh trưởng, chi đội thiết giáp; Đại đội 260 và 1 tiểu đội đặc công khác tiến đánh ty cảnh sát, đại đội hiến binh; Đại đội 300 cùng một phân đội đặc công tiến đánh lực lượng bảo an và chiếm lĩnh khu trại giam. Nhà truyền thống huyện Phú Giáo, nơi trưng bày các hiện vật về chiến thắng Phước Thành là một “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ Ngay trong đêm 17 rạng ngày 18-9-1961, phong trào toàn dân nổi dậy đánh thùng mỏ rộ lên, tạo hiệu ứng khích lệ và tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang và nhân dân các địa phương đồng loạt tiến công địch, bao vây tua bót địch ở xung quanh ấp chiến lược và phá cầu, đập cống nhằm chặn quân tiếp viện, cưa cao su 2 bên đường, tấp chà đắp mô trên lộ 13, 15, 16, 2 và 8. Phong trào du kích bắn tỉa bao bó đồn bót địch khiến bọn tề, dân vệ co lại không dám bung ra hoạt động… Chiến thắng Phước Thành đã tiêu diệt toàn bộ quân đội và cảnh sát Sài Gòn tại đây, ta làm chủ tiểu khu và tỉnh lỵ, gây tiếng vang lớn về chính trị, phá tan ý đồ dùng Phước Thành làm lá chắn và bàn đạp tiến công vào Chiến khu Đ. Chiến thắng Phước Thành có ý nghĩa lịch sử rất lớn, đã phá thế bao vây, chia cắt của địch đối với vùng căn cứ chiến lược, mở thông hành lang từ Chiến khu Đ phát triển đi các hướng, nối liền Chiến khu Đ với các căn cứ địa ở Bến Cát, Dầu Tiếng, sang chiến khu Dương Minh Châu, tạo thế liên hoàn giữa các căn cứ lớn ở miền Đông Nam bộ. Đúng 23 giờ đêm ngày 17-9-1961, tiếng nổ long trời của quả bộc phá 12kg làm sập một góc dinh tỉnh trưởng Phước Thành, phát lệnh tiến công. Tất cả các hướng, mũi đồng loạt nổ súng ào ào xung trận. Đại đội 59 và 1 tiểu đội đặc công đánh thẳng vào dinh tỉnh trưởng, chi đội thiết giáp; Đại đội 260 và 1 tiểu đội đặc công khác tiến công ty cảnh sát, đại đội hiến binh; Đại đội 300 cùng một phân đội đặc công tiến đánh lực lượng bảo an và chiếm lĩnh khu trại giam… Theo các nhà sử học, chiến thắng Phước Thành đã vượt khỏi phạm vi một trận đánh thông thường, là tiếng chuông báo hiệu sự phá sản không thể tránh khỏi của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ ở miền Nam. Lần đầu tiên, quân giải phóng tổ chức tiến công thắng lợi, làm chủ một tỉnh lỵ của địch ở miền Nam, mở ra một cao trào mới về đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị và binh vận trên chiến trường Nam bộ. Chiến thắng Phước Thành đã để lại những bài học kinh nghiệm cho nghệ thuật chiến tranh nhân dân. Chiến thắng Phước Thành là nỗi kinh hoàng của ngụy quân, ngụy quyền, là một tin sét đánh đối với chính quyền Mỹ lúc bấy giờ. Trận đánh lịch sử này đã tạo nên một cục diện mới mà sau này nhiều tướng lĩnh Mỹ khi nói về chiến tranh Việt Nam đều nhắc đến. Tướng Oét-mo-len, trong hồi ký “Một quân nhân tường trình”, đã thú nhận: “Mùa thu năm 1961 đã chứng kiến một bước đầu tiên họ tạm thời chiếm được tỉnh lỵ Phước Thành”. Tài liệu mật Lầu Năm Góc của Mỹ cũng xác nhận: “Trận tiến công lớn nhất có tác dụng làm cho Sài Gòn nhốn nháo là trận đánh chiếm Phước Thành, một tỉnh lỵ cách Sài Gòn 55km”. Chiến thắng Phước Thành buộc chính quyền Sài Gòn phải giải thể tỉnh Phước Thành vào ngày 6-7-1965, do không thể thực hiện được nhiệm vụ bao vây và tiến công cơ quan đầu não kháng chiến cùng các đơn vị quân giải phóng trong Chiến khu Đ như mục đích đề ra; là tiếng còi báo hiệu sự phá sản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ áp dụng tại Việt Nam giai đoạn 1960-1965. Kế thừa truyền thống, phát huy thành quả 61 năm đã trôi qua nhưng khí thế hào hùng của chiến thắng Phước Thành vẫn còn vang vọng mãi. Truyền thống Chiến khu Đ, miền Đông gian lao mà anh dũng đã được quân và dân huyện Phú Giáo kế thừa trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay. Ông Đoàn Văn Đồng, Chủ tịch UBND huyện Phú Giáo, phát huy truyền thống cách mạng, 23 năm sau ngày tái lập và phát triển huyện Phú Giáo, Đảng bộ và nhân dân huyện đã chung sức, chung lòng, vượt qua khó khăn thử thách, nỗ lực phấn đấu xây dựng, biến vùng đất một thời đạn bom tàn phá, vươn lên đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực. Hiện nay, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch đúng định hướng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, nông nghiệp phát triển theo hướng nâng cao giá trị, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện hàng năm đạt từ 12% trở lên. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều khởi sắc; hệ thống giáo dục được đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ, chuẩn hóa từ mầm non đến bậc THPT. Công tác đền ơn đáp nghĩa, bảo đảm an sinh xã hội luôn được huyện chú trọng. Bằng nhiều nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, của các tổ chức từ thiện, cá nhân hảo tâm đóng góp, thời gian qua huyện đã xây dựng 1.964 căn nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, nhà tình thương với tổng trị giá hơn 35 tỷ 458 triệu đồng. Công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm có nhiều tiến bộ. Đặc biệt, trong đại dịch Covid-19 vừa qua, phát huy truyền thống cách mạng, huyện Phú Giáo đã huy động mọi nguồn lực và cả hệ thống chính trị tập trung vào việc phòng, chống dịch. Nhờ đó huyện đã cùng cả tỉnh sớm đẩy lùi dịch bệnh, nhanh chóng phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống nhân dân… Hôm nay, bản hùng ca chiến thắng Phước Thành vẫn đang vang vọng, trở thành động lực tinh thần mạnh mẽ thôi thúc Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Phú Giáo quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra; góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp…