发布时间:2025-01-10 21:35:29 来源:PhongThuyBet 作者:Ngoại Hạng Anh
Người này có chồng Hàn Quốc và có khả năng xuất cảnh để trốn tránh nghĩa vụ. Tôi đã làm đơn đề nghị THA cấm chưa cho xuất cảnh nhưng chưa được trả lời. Trong trường hợp này có căn cứ để đề nghị và từ khi nhận đơn thì có quy định nào quy định về thời hạn giải quyết không?Đềnghịngănchặncấmxuấtcảnhkhiyêucầuthihànhátỷ số hôm nay
Luật sư tư vấn:
Quy định về các trường hợp cấm xuất cảnh quy định tại Nghị định 136/2007/NĐ-CP như sau:
“Điều 21. Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.”
Ảnh minh hoạ |
Như vậy, trong trường hợp của bạn nếu người phải thi hành án đang trốn tránh việc thi hành án do vậy sẽ không đủ điều kiện xuất cảnh theo khoản 3 điều 21 Nghị định 136/2017/NĐ-CP nêu trên.
Về thẩm quyền chưa cho công dân xuất cảnh được quy định tại Điều 22 Nghị định 136/2007/NĐ-CP như sau:
“1. Thẩm quyền quyết định chưa cho công dân Việt Nam xuất cảnh :
a) Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án hoặc cơ quan thi hành án các cấp quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 21 Nghị định này.”
Như vậy, khi thấy người phải thi hành án có khả năng xuất cảnh để trốn tránh nghĩa vụ, bạn cần làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành ngăn chặn việc xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ phải thi hành án. Trong đơn yêu cầu cần nêu rõ lý do và cơ sở về việc người phải thi hành án có ý định xuất cảnh. Sau khi nhận được đơn yêu cầu, cơ quan thi hành án sẽ xem xét, nếu đủ điều kiện sẽ ra Quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người phải thi hành án. Ngoài ra theo Nghị Định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi Hành án Điều 51. Việc xuất cảnh của người phải thi hành án
Đối với người phải thi hành án đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định về tiền, tài sản mà thuộc một trong các trường hợp sau thì có thể không bị xem xét tạm hoãn xuất cảnh:
a) Có đủ tài sản để thực hiện nghĩa vụ và đã ủy quyền cho người khác thay mặt họ giải quyết việc thi hành án liên quan đến tài sản đó; việc ủy quyền phải có công chứng và không được hủy ngang.
b) Đã ủy quyền cho người khác mà người được ủy quyền có đủ tài sản và cam kết thi hành thay nghĩa vụ của người ủy quyền; việc ủy quyền phải có công chứng và không được hủy ngang.
c) Có sự đồng ý của người được thi hành án;
d) Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án mà không có căn cứ chấp nhận yêu cầu thi hành án quá hạn;
Vì vậy, bạn cần lưu ý về các điều kiện nêu trên.
Về thời hạn giải quyết đơn yêu cầu tạm hoãn xuất cảnh, bạn liên hệ chấp hành viên để có thông tin cụ thể.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Thưa luật sư, em gái tôi năm nay vừa tròn 18 tuổi, chưa có giấy phép lái xe.
相关文章
随便看看