Tiếp tục chuyển bệnh nhi lên tuyến trên
Trong số bệnh nhi được chuyển lên,ìmravikhuẩnkhángthuốcmạnhởbệnhnhisơsinhchuyểnlêntuyếntrêtỉ lệ kèo 88.com có 4 bệnh nhi đang trong tình trạng nặng, điều trị với phác đồ nhiễm khuẩn huyết và được cách ly riêng một phòng. Hiện tại có 2 bé thở máy, 2 bé tự thở oxy, hô hấp, tuần hoàn đang trong tầm kiểm soát. PGS Điển hi vọng với sự điều trị tích cực, kháng sinh mạnh nhất cộng với thuốc tăng cường miễn dịch, tính mạng em bé sẽ ổn định.
“Tuy nhiên với sự hiện diện của vi khuẩn kháng thuốc, thậm chí đa kháng thuốc trong máu, rất dễ dẫn đến tình trạng trạng sốc nhiễm khuẩn. Trong khi đó tại Việt Nam, tỉ lệ tử vong sốc nhiễm khuẩn do nhiễm khuẩn huyết lên đến 60 – 80% (Tại BV Nhi Trung ương tỉ lệ này giảm xuống trên dưới 50%) khiến chúng tôi rất lo lắng, luôn theo dõi chỉ số sống của các trẻ hàng giờ.
Các em bé đã được cáy vi khuẩn ở phân, nách, da, cổ… và bà mẹ của các bé cũng sẽ được xét cấy vi khuẩn.
Còn tại BV Sản nhi Bắc Ninh, đã lấy các mẫu từ các khu vực phòng mổ, khu điều trị các bệnh nhi, lấy mẫu bề mặt, lấy mẫu từ tay nhân viên y tế … để cấy vi khuẩn, kết quả có sau 48 giờ và kết quả sẽ được thông báo công khai.
Sau khi Hội đồng khoa học công bố nguyên nhân tử vong của 4 trẻ sơ sinh sinh non tại BV Sản Nhi Bắc Ninh là sốc nhiễm khuẩn có thể liên quan đến nhiễm khuẩn BV, Hội đồng khoa học đã thống nhất với BV Sản Nhi Bắc Ninh, với Sở Y tế tiếp tục sàng lọc, phân loại để chuyển bệnh nhi lên tuyến trên.
Tối 21/11 đã có thêm 5 bệnh nhi được chuyển lên Khoa Sơ sinh BV Phụ sản Trung ương và 2 bệnh nhi tiếp tục chuyển lên BV Nhi Trung ương. Như vậy đến thời điểm này, đã có 19 bệnh nhi được chuyển tuyến theo dõi đặc biệt.
“Cuốn chiếu” xử lý nhiễm khuẩn tại Đơn nguyên sơ sinh
PGS Điển cho biết thêm, được sự đồng thuận của Sở Y tế Bắc Ninh, sẽ xử lý tình trạng nhiễm khuẩn tại Đơn nguyên sơ sinh BV Sản Nhi. Theo đó, các buồng bệnh sẽ được xử lý cuốn chiếu, đóng buồng trong vòng 48 giờ để đảm bảo khử khuẩn toàn bộ bề mặt, môi trường, thiết bị y tế.
PGS Điển cũng nhấn mạnh thêm việc nâng cao ý thức của cán bộ y tế, người nhà bệnh nhân trong vệ sinh bàn tay là quan trọng hàng đầu. Bàn tay của nhân viên y tế cần đảm bảo sạch nhất.
"Các bệnh viện giám sát chặt chế độ rửa tay xà phòng dưới vòi nước và rửa tay sát trùng của nhân viên y tế", PGS. Điển khuyến cáo.