Khi mới 16 tháng tuổi,ứcmạnhtruyềncảmhứngcủaVĐVbịđoạnchivìbệnhdonãomôcầsoi kèo bóng đá tối nay Ellie Challis mắc bệnh do não mô cầu và buộc phải đoạn cả tứ chi để giữ mạng sống. Năm 8 tuổi, cô bén duyên với bơi lội và hiện đang là kình ngư sáng giá của nước Anh.
Năm 2020, Ellie là vận động viên (VĐV) bơi lội trẻ nhất nước Anh giành huy chương bạc tại Paralympic 2020 khi mới 17 tuổi. Ellie tiếp tục giành nhiều huy chương ở các giải vô địch thế giới Championships và World Para Swimming năm 2022, 2023. Năm nay, nữ kình ngư tiếp tục tham gia Paralympic Paris 2024 và giành huy chương Vàng ở hạng mục Bơi ngửa 50m.
Năm 6 tuổi, Théo Curin mắc bệnh do não mô cầu nhóm C và phải đoạn cả tứ chi. Vượt qua nỗi sợ nước, Théo Curin từng bước gặt hái nhiều thành tích trong sự nghiệp bơi lội. Năm 2016, anh là kình ngư trẻ nhất đội tuyển Pháp tại Paralympic. Không dừng lại ở đó, anh còn là một người mẫu, diễn giả diễn viên, tích cực hỗ trợ trẻ em mắc ung thư...
Muộn hơn Ellie và Théo, Davide Morana (người Ý) mắc bệnh do não mô cầu nhóm C khi 24 tuổi. Anh bị đoạn cả hai tay và chân nhưng căn bệnh không thể cản bước anh trở thành vận động viên điền kinh Paralympic. Anh nhiều lần vô địch tại Ý với cự ly 100 m và 200 m.
3 vận động viên Ellie Challis, Théo Curin và Davide Morana đều chịu các khuyết tật vĩnh viễn bởi bệnh do não mô cầu và là minh chứng sống cho sự nguy hiểm của bệnh. 3 vận động đang viên tích cực kêu gọi cộng đồng nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm của căn bệnh và tiêm vắc xin đầy đủ.
Năm 2023, cả 3 cùng phất lên lá cờ đẩy lùi bệnh viêm màng não. Chiến dịch được tổ chức bởi Quỹ nghiên cứu về bệnh do não mô cầu, Liên đoàn các tổ chức phòng chống bệnh do não mô cầu (CoMO) và Sanofi nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết đẩy lùi bệnh do não mô cầu.
Các chuyên gia cho biết bệnh do não mô cầu lây qua đường hô hấp, có thể gây tử vong trong 24 giờ với nhiều biến chứng nặng như viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm khớp, viêm màng ngoài tim...
Mới đây, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng thông tin vừa ghi nhận 4 ca mắc não mô cầu, trong đó 3 bệnh nhân được chuyển điều trị Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. Trước đó, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng ghi nhận một bé trai 6 tháng tuổi (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), khởi phát bệnh với triệu chứng sốt cao, nôn trớ, phát ban dạng chấm li ti toàn thân. Bé chưa tiêm vắc xin phòng não mô cầu.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, cứ 2 người mắc bệnh do não mô cầu không điều trị kịp thời sẽ có 1 người tử vong. Dù được điều trị kịp thời và tích cực, tỷ lệ tử vong vẫn cao từ 5 - 15%. 5 người sống sót sau bệnh do não mô cầu thì 1 người phải chịu nhiều di chứng như cắt cụt chi, điếc, mù lòa, rối loạn tâm lý, thiểu năng trí tuệ…
Ai cũng có thể mắc bệnh do não mô cầu. Trẻ dưới 5 tuổi, thanh thiếu niên 14 - 20 tuổi, người suy giảm miễn dịch, người cao tuổi là các nhóm có nguy cơ mắc cao nhất.
Thanh thiếu niên dễ nhiễm bệnh do sinh hoạt ở môi trường đông đúc như trường học, câu lạc bộ, ký túc xá và thường gia giao tiếp xã hội. Một nghiên cứu năm 2010 phân tích dữ liệu từ 28 quốc gia chỉ ra thanh thiếu niên là nhóm người lành mang trùng nhiều nhất và 23,7% thuộc độ tuổi 19. Tại Việt Nam, thống kê cũng cho thấy thanh thiếu niên và người trưởng thành chiếm 60% số ca não mô cầu.
Bệnh do não mô cầu còn là gánh nặng tinh thần, tâm lý, cho gia đình, người chăm sóc. Khảo sát toàn cầu cho thấy người chăm sóc có thể bị rối loạn căng thẳng, rối loạn tâm thần, chịu gánh nặng kinh tế do chăm sóc người bệnh.
Các chuyên gia khuyến cáo phòng bệnh bằng vắc xin cho trẻ nhỏ, thanh thiếu niên và các thành viên trong gia đình là cách đẩy lùi bệnh do não mô cầu. Việt Nam có 3 loại vắc xin phòng 5 nhóm vi khuẩn não mô cầu nguy hiểm gồm vắc xin phòng nhóm A, C, Y, W-135 của Mỹ, nhóm B của Ý và nhóm B, C của Cuba. Trong đó, vắc xin cộng hợp tứ giá A, C, Y, W-135 phòng viêm màng não do não mô cầu giúp giảm đến 90% số ca bệnh ở các nhóm huyết thanh chính C, Y và W-135. Người dân cần tiêm đủ liều, đúng lịch và phòng đủ cả 5 nhóm vi khuẩn não mô cầu.
Ngọc Bách