Có câu nói: "Trái tim của con người đập 2,ịptimnhanhhaychậmthìsốngthọhơmaytinhdudoan5 tỷ lần trong đời, ai hoàn thành trước sẽ ra đi trước”. Điều này ngụ ý rằng nhịp tim có tác động đến tuổi thọ. Mối quan hệ giữa nhịp tim và tuổi thọ đã được xác nhận ở một số loài trong tự nhiên: Rùa có nhịp tim là 6 lần/phút, sống thọ hơn 200 năm. Cá voi cũng là loài có nhịp tim chậm, tối thiểu 2 lần/phút, tối đa 37 lần/phút, sống trung bình 80-90 năm.
Yang Jingang, Phó trưởng khoa Tim mạch của Bệnh viện Fuwai thuộc Học viện Khoa học Y khoa Trung Quốc, cho biết những người có nhịp tim nhanh có tuổi thọ ngắn hơn. Trong điều kiện bình thường, tim của một người nên được duy trì ở mức 60 đến 100 nhịp/phút.
Nếu tim đập quá nhanh, vượt ngưỡng bình thường sẽ gây ảnh hưởng gì cho cơ thể? Giáo sư Wen Qibang, Đại học Y khoa Trung Quốc, đã tiến hành nghiên cứu vấn đề này. Kể từ năm 1994, ông thu thập gần 2 triệu hồ sơ khám sức khỏe để phân tích.
Người có tim đập 60-70 nhịp/phút, mỗi khi nhịp tim tăng lên, tuổi thọ có thể bị rút ngắn khoảng 4 tháng.
So với người có tim đập 60 nhịp/phút, người có chỉ số 70-80 nhịp/phút bị rút ngắn 3 năm tuổi thọ.
Tương tự, tim đập 80-90 nhịp/phút, tuổi thọ rút ngắn 5 năm; 90-100 nhịp/phút, tuổi thọ rút ngắn 8 năm; trên 100 nhịp/phút, tuổi thọ rút ngắn 13 năm.
Tuy nhiên, theo Aboluowang, nhịp tim quá chậm cũng không tốt cho sức khỏe. Nếu chỉ số dưới 50 nhịp/phút, tim sẽ không bơm kịp máu cung cấp cho các cơ quan, dễ gây rối loạn chức năng.
Thói quen gây hại cho tim
Tim đập nhanh sẽ khiến bộ phận này hoạt động ở tốc độ cao trong thời gian dài, cần hoàn thành việc co bóp trong thời gian ngắn, gây giảm cung cấp oxy cho cơ tim, thiếu máu cục bộ cơ tim, dẫn đến tim to và suy tim.
Khi cơ thể mắc các bệnh như cường giáp, nhiễm trùng, suy tim, tăng huyết áp, viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim cấp tính sẽ gây ra tình trạng tim đập nhanh.
Ngoài ra, một số thói quen xấu có thể khiến nhịp tim nhanh:
Thiếu ngủ trong thời gian dài dễ làm nhịp tim nhanh và còn ảnh hưởng xấu đến các cơ quan khác. Bạn nên đảm bảo thời gian ngủ khoảng 8 tiếng mỗi ngày.
Béo phì: Người béo phì thường gặp các vấn đề về huyết áp, lipid máu và đường huyết cao. Sau khi giảm cân, không chỉ nhịp tim có thể trở lại bình thường mà các chỉ số khác cũng sẽ dần ổn định.
Lười vận động: Những người tập thể dục thường xuyên có nhịp tim lúc nghỉ ngơi thấp hơn so với những người khác, bởi vận động giúp rèn luyện chức năng cơ tim.
Uống nhiều trà và cà phê đặc: Uống nhiều trà, cà phê và một số loại đồ uống sẽ khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều caffeine gây ra nhịp tim nhanh với triệu chứng đánh trống ngực, run tay.
(责任编辑:Thể thao)