Vào những ngày cuối cùng của năm 2022,ạolựchọcđườngởHànQuốcThựctếámảnhhơncảtrêu20 pháp vs bộ phim The Glory (Vinh quang trong thù hận) do nữ diễn viên đình đám Song Hye Kyo đảm nhận vai chính đã gây sốt toàn châu Á khi mới chỉ ra những tập đầu tiên. Nội dung phim xoay quanh một nạn nhân của bạo lực học đường lớn lên và tìm cách trả thù nhóm thủ phạm.
The Glory lột tả sự thật trần trụi về nạn bắt nạt học đường tại Hàn Quốc đến mức khán giả bối rối không biết là sự thật hay phóng tác của biên kịch, theo tờ Koreaboo.
"Nhưng thực tế còn tồi tệ hơn như vậy!". Đó là lời khẳng định của ông Choi Woo Sung, ủy viên trường học tại Văn phòng Giáo dục TP Suwon (tỉnh Gyeonggi), đồng thời là người nhiều năm giám sát các trường hợp liên quan đến bạo lực học đường.
Sự thật khó tin
Trong chương trình của đài MBC, Ủy viên Choi đã trích dẫn một số vụ việc mà văn phòng ông thu thập tài liệu.
Năm 2006, một nhóm học sinh cấp 2 do học sinh Kim cầm đầu ở TP Cheongju đã tra tấn một nữ sinh trong nhiều ngày liên tục. "Em ấy phải nhập viện từ 5 đến 6 tuần sau khi bị bạo hành". Ông Choi chia sẻ.
Năm 2020, vụ án bạo hành ký túc xá Cheonghak-dong cũng đã gây chấn động toàn Hàn Quốc khi nạn nhân bị một nhóm nữ sinh bạo hành bằng những phương thức đáng sợ.
Năm 2021, một nhóm học sinh Hàn Quốc tại trường trung học nữ sinh ở TP Yangsan đã hành hung một học sinh khác trong trong gần 6 giờ đồng hồ chỉ vì vấn đề sắc tộc. Nhóm còn quay lại video và chia sẻ trên mạng.
Theo ông Choi, tất cả thủ phạm đa số đều dưới 14 tuổi, độ tuổi vẫn được luật pháp Hàn Quốc bảo vệ trong các vụ án hình sự. Hình phạt chỉ dừng lại ở lao động công ích.
"Tôi đồng ý rằng độ tuổi vị thành niên tiêu chuẩn nên được hạ thấp dần khi thủ phạm đang ngày càng trẻ hóa và tội ác ngày càng tinh vi và bạo lực hơn. Đồng thời, chúng ta cũng cần phải nỗ lực ngay từ đầu để gây dựng và ngăn chặn những vụ việc như vậy xảy ra".
Hơn 53.000 học sinh bị bạo lực học đường
Một cuộc khảo sát (2022) của Bộ Giáo dục Hàn Quốc có sự phản hồi của khoảng 3,21 triệu học sinh cho thấy, 53.880 học sinh (chiếm 1,7%) trả lời rằng các em đã từng bị bạo lực học đường trong khoảng thời gian từ học kỳ 2 năm 2021 đến học kỳ 1 năm 2022.
Đây là con số cao nhất trong nhiều năm, theo Korea Herald. Trước đó, mặc dù tình trạng bạo lực học đường tăng lên trong giai đoạn 2016-2019 nhưng số liệu vẫn ở mức tương đối thấp vào năm 2020 và 2021.
Trong đó, 3,8% học sinh tiểu học, 0,9% học sinh THCS và 0,3% học sinh THPT cho biết họ từng bị bạo lực học đường. 41,8% thông tin họ đã bị bạo lực bằng lời nói, 14,6% bạo lực thể chất và 13,3% bị bắt nạt.
Trên thực tế, chính phủ Hàn Quốc đã rất nỗ lực trong việc ngăn chặn tình trạng này. Từ năm 2004, Đạo luật Phòng ngừa và Đối phó với Bạo lực Học đường đã được thông qua, trong đó nhấn mạnh việc học sinh tham gia vào các hành vi như tấn công, bắt cóc, tống tiền, phá hoại tài sản và gây thiệt hại về thể chất hoặc tinh thần là một phần của hành vi bắt nạt.
Tháng 12/2022, chính phủ Hàn Quốc thông qua dự luật hạ thấp giới hạn độ tuổi từ 14 xuống 13 trong Đạo luật Phòng chống Tội phạm và Tư pháp Vị thành niên.
Mới đây, ngày 10/4/2023, nước này cũng thông báo sẽ tăng gấp đôi thời gian lưu giữ hồ sơ kỷ luật (lên 4 năm), đối với các trường hợp sinh viên có hành vi bắt nạt nghiêm trọng. Thời gian bắt đầu từ 2026 và những trường hợp này sẽ gặp bất lợi khi tham gia tuyển dụng cũng như khi xét tuyển đại học.
Ngoài ra, một số thành viên Quốc hội đang đề xuất đặt ra tiêu chuẩn rõ ràng về trường hợp nào nên được giải quyết thông qua giáo dục và trường hợp phải xử lý nghiêm khắc để loại bỏ tận gốc bạo lực học đường, theo Yonhap News. Tuy vậy, thực trạng này được nhìn nhận vẫn rất nan giải.
Bạo lực học đường vốn chẳng phải là vấn đề riêng lẻ của quốc gia nào. Tuy nhiên, vấn đề này tại Hàn Quốc lại đặc biệt thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế, bởi lẽ, người ta khó có thể tưởng tượng điều đó lại xảy ra tại một đất nước mộng mơ của bao người.
Tử Huy