Samsung bắt đầu quảng cáo Gear S2 trong một video clip phát ở sự kiện Unpacked,ọcnhằnchiasẻthịtrườngsmartwatchcùngđạiđịketqua bong ro ra mắt Galaxy Note 5 và S6 Edge+ hồi giữa tháng 8. Thiết bị này sở hữu mặt hình tròn và cài hệ điều hành Tizen do Samsung tự phát triển.
Có thể nói, với việc là đối thủ trực diện của Apple Watch, Gear S2 có cả cơ hội lẫn thách thức trước mắt. Sự thành công hay thất bại của nó đều sẽ có tác động lâu dài đến triển vọng tương lai của Samsung tại thị trường mới mẻ này. Smartwatch nói riêng và wearable nói chung là một thị trường mà Samsung từng hy vọng sẽ thống trị ngay khi còn trong trứng nước, nhưng giờ đây, hãng lại thấy mình trong tình thế ngược lại: Bị bủa vây bởi Apple.
Còn nhớ, khi Samsung giới thiệu mẫu smartwatch đầu tiên của hãng vào tháng 9/2013, hãng gần như là một mình một ngựa độc chiếm cuộc chơi. Cũng có một vài thương hiệu khác như Pebble hay Sony, nhưng chưa có hãng nào thực sự tạo được dấu ấn sâu đậm. Rất nhanh, Samsung liên tiếp tung ra nhiều model khác nhau, cố gắng hình dung công thức hấp dẫn người dùng trước khi Apple trình làng smartwatch đầu tay. Chính vì chiến thuật này, Samsung trở thành hãng smartwatch lớn nhất thế giới trong năm 2014, bất chấp những lời chỉ trích rằng các sản phẩm của hãng không khác nhau là mấy và gây nhầm lẫn cho người dùng.
Thế nhưng mọi chuyện đã thay đổi rõ rệt từ sau khi Apple Watch xuất hiện. Thị phần smartwatch của Samsung sụt một phát từ 74% trong Q2/2014 xuống chỉ còn 7,5% vào cùng kỳ năm nay, số liệu của Strategy Analytics tiết lộ. Ở thái cực đối lập, Apple nhanh chóng kiểm soát tới 76% thị trường ngay trong quý đầu tiên mở bán. Gear S, mẫu smartwatch ra mắt gần nhất của Samsung (tháng 11/2014) có kết nối 3G không dây nhưng không thể cạnh tranh nổi với đối thủ đến từ Táo khuyết và bị đè bẹp tuyệt đối.
Vẫn còn cơ hội
Dù vậy, ngay cả Apple cũng có những rắc rối riêng và đó chính là cơ hội của Samsung. Apple Watch hiện là smartwatch bán chạy nhất, nhưng nó còn xa mới đạt đến vị thế của một sản phẩm đại chúng. Hầu hết những người mua chiếc đồng hồ này vẫn là các tín đồ của Apple - những người sẵn sàng mua bất cứ thứ gì Apple chế tạo ra. Cơ hội thực sự dành cho Apple, Samsung và các hãng còn lại chính là khi người dùng phổ thông quyết định: Họ không thể sống thiếu smartwatch. Nhưng cho tới nay, chưa một hãng nào, bao gồm cả Apple, tìm ra được công thức "thần thánh" chinh phục số đông người dùng.
"Apple Watch thành công hơn mọi đối thủ khác, nhưng nó cũng chưa phải là một sản phẩm đột phá hay bùng nổ. Nhờ vậy mà Samsung vẫn còn chỗ để xoay xở", nhà phân tích Avi Greengart nhận định.
Với Gear S2, Samsung đã có gần một năm để rút kinh nghiệm từ những lần thử trước đây, cũng như hoàn thiện, trau chuốt sản phẩm mới nhất của mình. Hãng cũng nắm được điều gì ghi điểm, điều gì mất điểm với Apple Watch, dù Justin Denison, Phó Chủ tịch phụ trách chiến lược sản phẩm của Samsung Electronics Mỹ phủ nhận tin đồn Samsung đợi Apple Watch ra mắt rồi mới tính toán bước đi tiếp theo.
"Bạn sẽ không bao giờ thấy cảnh Samsung ngồi yên, chờ đợi và quan sát", ông này khẳng định trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 8.
Tất nhiên, Samsung vẫn còn vô số rào cản lớn cần phải vượt qua, như chưa có đủ ứng dụng hay và thú vị để hỗ trợ thiết bị, cũng như có sẵn sàng cho phép Gear 2 tương thích với các smartphone không-phải-do-Samsung-sản-xuất hay không. Samsung cũng phải đảm bảo rằng toàn bộ trải nghiệm của thiết bị thật nuột nà, và S2 phải sở hữu một thiết kế mà người dùng muốn đeo trên tay.
Đương đầu thách thức
Một trong những ưu thế lớn nhất của Apple Watch so với Samsung Gear là kho ứng dụng phong phú, đa dạng hơn. Người dùng có thể làm được mọi việc, từ mở cửa garage cho đến thanh toán bằng đồng hồ nhờ hệ thống Apple Pay.
Samsung đã tài trợ cho nhiều cuộc thi cũng như hỗ trợ giới lập trình phát triển ứng dụng cho Tizen, nhưng rõ ràng, sự quan tâm dành cho nền tảng này còn rất thấp nếu so sánh với iOS. Hầu hết các nhà phát triển ứng dụng đều chọn iOS và Android đầu tiên, rồi mới nghĩ đến Windows Phone hay Tizen. Nói chung, phần mềm là lĩnh vực mà Samsung "vật vã" từ lâu. Nhiều ứng dụng do hãng tự phát triển bị gọi là "bloatware", thuật ngữ chỉ những phần mềm mà người dùng không mong muốn. Hãng thậm chí đã phải lên kế hoạch khai tử những ứng dụng như Media Hub.
Tại thời điểm Apple Watch lên kệ hồi tháng 4, chỉ mới có khoảng 3000 ứng dụng dành cho Gear, trong khi số lượng ứng dụng hỗ trợ Watch là 3500. Đến tháng 7, con số ứng dụng của Apple Watch đã tăng lên 8500.
Với việc mặt đồng hồ S2 có hình tròn, các nhà lập trình sẽ phải điều chỉnh lại thiết kế giao diện ứng dụng. Samsung đã cho họ vài tháng khi cung cấp bộ công cụ phát triển từ tháng 4, nhưng điều đó không có nghĩa là đang có vài ngàn ứng dụng đợi sẵn S2 khi nó ra mắt. Với nhiều nhà lập trình, đơn giản là Tizen không đáng để họ bỏ công tốn sức. Một thiết bị cần phải bán tốt thì mới khuyến khích được giới lập trình viết ứng dụng phục vụ nó, nhưng cũng cần phải có ứng dụng hay thì mới lôi kéo được người dùng mua thiết bị. Đó thực sự là một vòng luẩn quẩn. Giải pháp duy nhất là Samsung cần tạo ra lượt ứng dụng hữu ích đầu tiên cho S2, sau đó mới mở rộng dần ra cộng đồng lập trình.
Cách tiếp cận thứ hai là cho phép Gear S2 hoạt động tương thích với nhiều smartphone Android khác, thậm chí là cả iPhone. Bằng cách này, Samsung sẽ thu hút được nhiều người mua hơn và một cách gián tiếp, cả các nhà phát triển ứng dụng nữa. Dù người dùng iOS luôn trung thành với các sản phẩm của Apple thì người dùng Android không được như vậy. Họ có thể xài tablet Samsung nhưng lại mua smartphone của LG. Do đó, trên lý thuyết, Samsung có thể tiếp cận nền tảng người dùng rộng lớn hơn nếu như theo đuổi toàn bộ người dùng smartphone Android hiện hành.
Một rào cản lớn nữa là thiết kế. Một số mẫu smartwatch đầu tiên của Samsung bị chỉ trích vì màn hình quá cồng kềnh và thô kệch, nhưng Gear Fit trông đã tinh tế hơn một chút. Moto 360 của Motorola nhanh chóng được ưa chuộng là vì nó sở hữu mặt tròn giống như đồng hồ truyền thống và không cần phải nghi ngờ về việc Samsung đã nhận ra điều này. Bằng chứng là S2 cũng có mặt tròn, với những đường nét được trau chuốt mềm mại hơn.
Nhưng kể cả khi Samsung có khắc phục được hết những vấn đề kể trên, thì rào cản lớn nhất cho hãng cũng như mọi nhà sản xuất smartwatch chính là cho người dùng thấy vì sao họ cần phải mua đồng hồ thông minh. "Đơn giản là người dùng chưa thấy không thể sống thiếu sản phẩm này được", Greengart kết luận.
相关文章:
相关推荐:
1.0877s , 7592.671875 kb
Copyright © 2025 Powered by Samsung nhọc nhằn chia sẻ thị trường smartwatch cùng đại địch Apple_ketqua bong ro,PhongThuyBet