(*) Bài viết là chia sẻ của Amy Morin,ấuhiệuchothấybạnđangcốgắngquámứcchỉđểlàmvừalòngngườikhábangxep hang ngoaihang tay ban nha nhà trị liệu tâm lý, tác giả của cuốn sách "13 điều những người thần kinh thép không bao giờ làm".
Trong suốt nhiều năm qua, đã có rất nhiều người luôn cố làm hài lòng người khác tìm đến văn phòng của tôi để điều trị. Thường thì chính họ không giải quyết được vấn đề của mình và mong muốn khiến người khác vui của họ chỉ là dấu hiệu của một vấn đề sâu xa hơn.
Đối với khá nhiều người, việc cố làm hài lòng người khác bắt nguồn từ những vấn đề về giá trị bản thân. Họ hy vọng rằng, khi mình nói đồng ý với mọi người về mọi lời đề nghị thì bản thân sẽ được chấp nhận và yêu quý hơn. Cũng có những người từng có quá khứ bị đối xử ngược đãi và họ hy vọng rằng việc làm hài lòng người khác sẽ giúp họ được đối xử tốt hơn. Theo thời gian, đối với họ, việc làm vừa lòng người khác đã trở thành lối sống.
Rất nhiều người nhầm lẫn việc làm hài lòng người khác với lòng tốt. Khi đứng trước lời đề nghị giúp đỡ của ai đó mà họ muốn từ chối, họ sẽ nghĩ ra những điều như: “Mình không muốn trở thành kẻ sống ích kỷ” hay “Mình chỉ muốn làm người tốt thôi mà”. Chính từ những suy nghĩ đó, họ cho phép người khác tận dụng lợi thế của mình.
Cố làm hài lòng người khác là một thói quen khó bỏ và có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng. Dưới đây là 10 dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang cố gắng quá mức để làm hài lòng tất cả mọi người:
1. Bạn giả vờ đồng ý với tất cả mọi người
Lắng nghe ý kiến của người khác một cách lịch sự, ngay cả khi bạn không đồng ý là kỹ năng cần thiết mà ai cũng cần có. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn luôn phải đồng ý với tất cả.
Giả vờ đồng ý với mọi người chỉ vì bạn muốn bản thân được yêu quý hơn có thể khiến bạn rơi vào tình trạng đi ngược lại với những tôn chỉ của bản thân. Hãy cứ lắng nghe và thể hiện quan điểm của mình một cách lịch sự, đó mới là điều nên làm.
2. Bạn thấy mình phải có trách nhiệm với cảm xúc của người khác
Sẽ thật tốt khi bạn biết được hành động của mình có ảnh hưởng đến người khác thế nào. Tuy nhiên nghĩ rằng bản thân phải có sức mạnh để làm cho người khác hạnh phúc lại là một vấn đề.
Cảm xúc của mỗi người như thế nào phụ thuộc vào bản thân họ và mỗi chúng ta sẽ phải chịu trách nhiệm về cảm xúc của chính bản thân mình.
3. Bạn thường xuyên xin lỗi
Nói lời xin lỗi một cách thường xuyên là dấu hiệu của một vấn đề khá nghiêm trọng, dù đó có là trường hợp bạn sợ rằng mình bị chỉ trích hay thấy bản thân thật tệ. Đừng nói lời xin lỗi khi mình sống là chính mình. Lời xin lỗi nên được nói ra đúng lúc, đúng nơi với đúng người.
4. Bạn thấy nặng nề về những chuyện mình phải giải quyết
Thời gian của mỗi người là có hạn và bạn phải chịu trách nhiệm về cách quản lý thời gian của mình. Tuy nhiên nếu bạn là người thích làm hài lòng người khác, rất có thể thời gian biểu hàng ngày của bạn sẽ bị lấp đầy bởi những việc không phải của mình. Điều này khiến bạn bị quá tải và luôn cảm thấy nặng nề khi nghĩ đến những việc mà mình phải giải quyết.
5. Bạn không thể nói “không”
Những người sống để làm hài lòng người khác sẽ không biết nói lời từ chối. Họ sẽ nói lời đồng ý với mọi lời đề nghị dù bản thân không thích thú rồi làm qua loa hoặc viện một cái cớ gì đó để thoái thác. Hãy nhớ rằng, bạn sẽ chẳng bao giờ đạt được mục tiêu nào khi bản thân chẳng thể nói lên chính suy nghĩ của mình.
6. Bạn thấy khó chịu khi ai đó giận mình
Một người đồng nghiệp, người bạn tức giận không có nghĩa rằng bạn đã làm điều gì đó sai. Người thích làm hài lòng người khác sẽ thấy rất khó chịu khi ai đó giận mình và họ có xu hướng thoả hiệp, đồng ý làm những điều bản thân không muốn để có thể cải thiện tâm trạng của người kia.
7. Bạn hành động giống những người xung quanh
Mỗi chúng ta sẽ có cách cư xử, thể hiện bản thân khác nhau tuỳ thuộc vào tính cách con người. Tuy nhiên những người chuyên làm hài lòng kẻ khác thường tự phá bỏ mục tiêu của mình và sẵn sàng bắt chước người khác với suy nghĩ rằng điều đó có thể khiến họ trở nên được yêu thích hơn. Đơn cử như việc những người hay làm hài lòng người khác sẽ ăn nhiều hơn nếu họ nghĩ rằng làm vậy có thể khiến mọi người vui vẻ.
8. Bạn cần được khen ngợi để cải thiện tâm trạng
Ai trong số chúng ta cũng sẽ thấy tâm trạng khá hơn khi nhận được những lời khen ngợi, lời nói tử tế. Tuy nhiên, những người chuyên làm vừa lòng người khác lại rất phụ thuộc vào sự công nhận này.
Nếu như giá trị bản thân bạn hoàn toàn phụ thuộc vào những gì người khác đánh giá về bạn, bạn sẽ chỉ cảm thấy khá hơn khi được nhận những lời khen mà thôi.
9. Bạn luôn cố né tránh xung đột
Không ai muốn bản thân luôn vướng vào những xung đột song đừng nghĩ rằng xung đột chỉ mang ý nghĩa tiêu cực. Việc trốn tránh mâu thuẫn, né tránh xung đột bằng mọi cách đồng nghĩa với việc sau này bạn sẽ phải đấu tranh với nhiều hơn cho những điều - người mà bạn thực sự tin tưởng.
10. Không dám thừa nhận rằng mình bị tổn thương
Bạn không thể tạo dựng nên một mối quan hệ tốt đẹp khi bản thân không dám nói ra suy nghĩ, tình cảm của mình. Chúng ta không tránh khỏi những phút buồn bã, tức giận, xấu hổ hay cảm thấy bị tổn thương. Điều này hoàn toàn hết sức bình thường. Việc giấu đi những cảm xúc trong mình chỉ khiến bạn biến mối quan hệ đó trở nên hời hợt.
Vậy làm thế nào để không trở thành người sống chỉ để làm hài lòng người khác?
Tạo được ấn tượng tốt với cấp trên, đồng nghiệp và những người khác là điều nên làm song bạn sẽ không bao giờ có được những mối quan hệ tốt đẹp, phát huy được hết khả năng khi bản thân chỉ luôn cố gắng làm vừa ý tất cả.
Hãy bắt đầu từ bỏ mọi thói quen làm hài lòng tất cả mọi người bằng việc học cách nói “không” với những điều nhỏ nhất. Đừng ngại thể hiện quan điểm riêng của bản thân và có lập trường vững chắc cho điều mà bạn luôn tin tưởng. Từng bước, từng bước bạn sẽ thấy tự tin hơn vào khả năng của chính mình.
10 hành vi của bố mẹ có tác động xấu đến con
Những hành vi tưởng rằng bình thường nhưng chúng lại có tác động xấu đến con của bạn.