TheệtNamháohứcngồighếnóbang xep c1o kế hoạch, sau chuyến bay từ Incheon (Hàn Quốc), HLV Kim Sang Sik có mặt tại sân bay Nội Bài (Hà Nội) vào trưa 5/5. Ngay sau khi tới Việt Nam, HLV 48 tuổi dự kiến dự khán trận đấu giữa Thể Công Viettel vs HAGL, tại vòng 16 Night Wolf V-League 2023/24. Chiến lược gia người Hàn Quốc rất háo hức với công việc sắp tới tại Việt Nam, dù chắc chắn chịu nhiều áp lực.
“Tôi cố gắng giữ gìn, nuôi dưỡng để tạo nên niềm tự hào cho bóng đá Việt Nam và cho cả dân tộc Hàn Quốc của tôi, như người tiền nhiệm Park Hang Seo đã làm được”, HLV Kim Sang Sik chia sẻ trước ngày sang Việt Nam.
"Tôi dành nhiều thời gian làm việc ở cấp độ CLB và cũng có một số thành tích. Tuy nhiên, sắp tới đây tôi làm việc cho tuyển Việt Namtrong vai trò HLV trưởng. Tôi hiểu trách nhiệm lớn lao khi nhận công việc ấy, nhưng đời người có bấy nhiêu lần được vinh dự này”, HLV 48 tuổi nói.
Trước khi có mặt tại Việt Nam, HLV Kim Sang Sik và VFF đạt được thỏa thuận ký hợp đồng 2 năm. Hai bên có lễ ra mắt chính thức vào chiều 6/5 tại trụ sở VFF.
Theo một số nguồn tin, HLV Kim nhận mức lương 20 nghìn USD/tháng khi làm HLV trưởng đội U23 và ĐTQG Việt Nam. Số tiền này thấp hơn nhiều so với người tiền nhiệm Philippe Troussier.
HLV Kim Sang Sik nhận được sự hỗ trợ của đội ngũ trợ lý với tổng số 12 người, bao gồm 3 trợ lý Hàn Quốc và 9 trợ lý người Việt Nam.
Nhiệm vụ trước mắt của ông Kim Sang Sik là dẫn tuyển Việt Nam đá 2 trận cuối vòng loại thứ 2 World Cup 2026, gặp Philippines trên sân nhà (6/6) và làm khách trên sân của Iraq (11/6). Sau đó, ông Kim trải qua các đợt FIFA Days trong tháng 9, 10 và 11, chuẩn bị cho ASEAN Cup (tên gọi mới của AFF Cup) diễn ra vào cuối tháng 11, với mục tiêu lọt vào bán kết.
Ngoài ra, đội U23 Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Kim Sang Sik được giao chỉ tiêu vào VCK U23 châu Á 2026, vào bán kết SEA Games 2025 tại Thái Lan.
Từ khi nào, một thế giới tràn đầy hy vọng như Internet lại dễ dàng trở thành chiếc cũi sắt, chi phối một nền tảng chứa đựng khoa học, tri thức và nghệ thuật và biến thành sân chơi của các tổ chức chỉ chú tâm đến sự giàu có.
Một thế giới khắc nghiệt, không khoan dung
Internet giờ đây đang trở thành tâm điểm của bạo lực, đồi trụy, phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính.
![]() |
Phải chăng, những vấn đề chúng ta gặp phải trong ngành công nghệ hiện nay, bao gồm thiếu quyền riêng tư, quyền làm chủ dữ liệu và sự phổ biến của các sản phẩm, dịch vụ công nghệ xâm phạm sự tự do, dân chủ được hình thành nên bởi một hệ thống kinh tế chỉ dựa trên khả năng khai thác giá trị, bất bình đẳng và phi nhân hóa?
Luật lao động vẫn phải chịu nhiều tác động bởi các luật sư nắm quyền lực trong tay, đứng đằng sau là các công ty công nghệ. Bất kỳ khiếu nại nào của nhân viên đều có khả năng hứng chịu rủi ro, họ có thể bị bắt nạt hoặc trả thù, hay đơn giản là bị đuổi việc.
Đơn cử như tại Hội nghị Quỹ sáng lập Phụ nữ diễn ra vào tháng 7/2019, một nữ CEO giấu tên đã tuyên bố rằng cô sẽ không ký hợp đồng với một lao động nữ có quá khứ từng lên tiếng chống lại sự phân biệt đối xử hoặc quấy rối tình dục vì sợ “rủi ro” cho công ty.
Ví dụ này phần nào miêu tả sự khắc nghiệt trong văn hóa ngành công nghệ hiện nay, bạn sẽ hoàn toàn bị cấm cửa khỏi Thung lũng Silicon nếu đã từng có lịch sử chống lại sự bất công.
“Thà xin tha thứ còn hơn xin phép”
Cả hai công ty của ông trùm Elon Musk là SpaceX và Tesla đã nhiều lần dính bê bối bỏ qua các quy định về môi trường và lao động để theo đuổi mục tiêu đặt chân lên Sao Hỏa và bán xe điện, nhưng lại đồng thời nghiên cứu về biến đổi khí hậu cũng như bảo vệ tài nguyên môi trường.
Nếu một cá nhân hoặc tổ chức không thể quan tâm đến cộng đồng và hành tinh của họ, điều gì chứng minh họ sẽ quan tâm đến một cộng đồng và hành tinh mới?
![]() |
Không có gì đáng ngạc nhiên khi các công ty công nghệ tiếp tục sử dụng chiêu bài “Tôi thà xin tha thứ còn hơn xin phép” làm cơ sở cho chiến lược tăng trưởng.
Nếu kế hoạch đó giúp các nhà đầu tư và nhà sáng lập có lợi nhuận, họ sẽ tiếp tục sử dụng nó.
Ngay cả khi chứng kiến sự lên tiếng gia tăng gần đây của người lao động, các công ty công nghệ đã tận dụng sự thiếu hiểu biết về kỹ thuật và ngân hàng của giới chức để dễ dàng lách luật, khiến Quốc hội khó có thể đưa ra các biện pháp khắc phục hiệu quả.
Vận động hành lang và ngăn chặn luật thông qua cũng là một mục tiêu được nhiều gã khổng lồ công nghệ đầu tư “tâm huyết”.
Từ năm 2010-2019, Facebook đã chi 81 triệu USD. Tính riêng năm 2019, Amazon bỏ ra 16 triệu USD. Riêng công cụ tìm kiếm nổi tiếng Google đã mạnh tay rút ví 150 triệu USD trong thập kỷ vận động hành lang để tránh bị giám sát, mở rộng biên lợi nhuận.
Điều này giải thích lý do vì sao Quốc hội Mỹ vẫn không thông qua luật điều chỉnh trong khi Facebook có hành vi làm ngơ trước một cuộc diệt chủng tại Myanmar, thao túng bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, hay Google tiết lộ thông tin cá nhân người dùng trên internet.
Internet cần về đúng với giá trị cốt lõi
Nhiều nhà lãnh đạo công nghệ đang có động thái rút lui khỏi các vấn đề vi phạm nhân quyền hay phân biệt chủng tộc, công khai từ chối xây dựng các sản phẩm hoặc cấu trúc gây hại. Nhiều nhân viên đang lựa chọn từ bỏ công việc tại môi trường mà họ tin là phi đạo đức.
![]() |
Ngày nay, văn hóa của các công ty công nghệ đều đòi hỏi sự trung thành, dẫn đến sự mờ ám trong hệ thống, tạo ra các cấu trúc giám sát dự trên nỗi sợ hãi.
Các nhân viên hoạt động trong ngành công nghệ nên tự khuấy động, tham gia hành động có tổ chức để duy trì và đấu tranh giải phóng một không gian Internet bình đẳng.
(Theo Zing)
Quốc hội Pháp vừa thông qua luật phát ngôn thù địch hôm 13/5, có thể phạt các công ty mạng xã hội nếu không xóa một số nội dung bất hợp pháp trong vòng 24 giờ. Trong một số trường hợp khẩn, thời hạn là 1 giờ.