Đến với nhau theo tiếng gọi con tim,ỗiámảnhcủangườiđànbàhơnngàybịchồngbạohànhđểtrảthùchamẹvợbảng xếp hạng bóng đá vô địch quốc gia tây ban nha cả những người đàn ông và phụ nữ ấy đều mong mỏi cuộc sống hôn nhân của mình sẽ hạnh phúc đến khi “đầu bạc răng long”. Nhưng thời gian trôi qua, điểm kết cho hành trình chung sống của rất nhiều cặp đôi lại là… cánh cửa tòa án. Họ chia tay, khi người phụ nữ phải chịu sự bạo hành, ngược đãi khủng khiếp của chồng, vì sự can thiệp thô bạo của gia đình chồng vào các mối quan hệ. Cũng có khi, chính người chồng lại là nạn nhân bị người phụ nữ “đầu gối tay ấp” của mình hạ hạ cả về thể xác lẫn tinh thần… Với luật sư Nguyễn Văn Nguyên (Giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên), người từng bào chữa nhiều vụ án về hôn nhân gia đình, thì mỗi bi kịch tan vỡ sau cánh cửa tòa án đều để lại thật nhiều nỗi ám ảnh và những bài học suy ngẫm cho cả xã hội. “Nghiệt ngã thay, lúc chưa lấy được vợ thì dù có phải “trèo đèo lội suối”, dù bị gia đình người yêu ngăn cản, anh ta cũng cố gắng để lấy cho được người con gái mình yêu. Nhưng rồi sau khi cưới, chị Hiền mới phũ phàng nhận ra tất cả chỉ là một màn kịch. Lộ nguyên hình là một kẻ vũ phu, bạc ác, gã suốt ngày lấy cớ trả thù bố mẹ vợ để hành hạ người phụ nữ cùng mình đầu gối tay ấp”. Vừa tâm sự, luật sư Nguyễn Văn Chất vừa bảo câu chuyện hôn nhân đầy bi kịch ấy đến giờ vẫn còn khiến anh thấy xót xa mỗi lần nhớ lại. Những năm tháng tủi nhục Luật sư Nguyên kể: “Một lần về thăm quê Nghệ An, tôi tình cờ được hàng xóm nhờ giúp đỡ người phụ nữ muốn ly hôn với chồng mãi tận Đăk Nông. Ngay lần đầu gặp, tôi đã bị ám ảnh bởi cái ngoại hình gầy gò, nước da đen sạm và khuôn mặt khắc khổ của một người đàn bà trải qua quá nhiều bất hạnh. Suốt cuộc trò chuyện nhờ tôi giúp làm thủ tục ly hôn, chị nói r?t ít, chốc chốc lại lấy tay lau nước mắt. Ngồi bên cạnh, bố mẹ chị phải đỡ lời: “Thời con gái, nó cũng xinh xắn, được bao người nhòm ngó. Vậy mà sau 8 năm đằng đẵng sống trong “địa ngục”, hình hài nó giờ thế này đây”. Trở lại ngôi nhà sau một ngày với hy vọng người đàn bà đã bình tĩnh lại, tôi được chị kể về câu chuyện hôn nhân đầy bi kịch của mình. Chị tâm sự: “Cùng sinh năm 1975, lại lớn lên bên cạnh nhau với bao kỉ niệm gắn bó ngày thơ ấu, tôi và Thắng (chồng chị - PV) đến với nhau dường như có sự sắp đặt bởi “bàn tay số phận”. Còn nhớ ngày cha mẹ ly hôn, mỗi người mỗi phương, anh Thắng cũng phải theo mẹ dạt vào miền Nam. Nhưng chỉ được một thời gian, không hiểu sao anh ấy đột ngột quay về, sống nhờ ông bà nội ngoại. Khoảng thời gian này, hai đứa trẻ mới 14 tuổi, song trái tim đã biết rung cảm khi gặp lại nhau. Nhưng xen giữa khoảng thời gian yêu đương ấy, Thắng năm lần bảy lượt vào Nam, cuộc sống bất ổn khiến tình yêu của hai đứa cũng vì thế mà vấp phải sự phản đối dữ dội của cha mẹ tôi”. Nhớ lại đoạn ký ức ngọt ngào nhưng đầy trắc trở, chị tâm sự: “Ngày tôi về xin phép cha mẹ tác thành cho hai đứa, không chỉ các cụ thân sinh mà cả họ hàng biết chuyện cũng phản đối kịch liệt. Một phần vì ác cảm với quá khứ tan vỡ của cha mẹ Thắng, phần khác mọi người lại lo sợ cho cuộc sống của tôi sau này. Bởi trong suốt thời gian yêu nhau, Thắng hết chuyển từ lơ xe đến làm rẫy, bán hàng thuê mà chưa bao giờ kiếm được công việc gì ổn định. Nhưng lúc ấy, theo tiếng gọi trái tim, bao nhiêu lời khuyên nhủ, phân tích thiệt hơn của cha mẹ đều bị tôi bỏ ngoài tai. Nhiều lần, tôi bỏ cơm, khóc lóc đe dọa nếu không lấy được anh sẽ tự tử. Năm lần bảy lượt thuyết phục không được, vì thương con, cha mẹ tôi cũng đành nhắm mắt ưng thuận”. Khoảng thời gian một năm sau khi cưới cũng là chuỗi ngày hạnh phúc hiếm hoi của chị Hiền. Cùng chồng dọn về ở nhà ông bà nội, dù kinh tế nghèo nàn, nhưng Thắng cũng chịu khó chắt chiu làm lụng. Rồi hạnh phúc nhân lên, khi chị sinh đứa con trai đầu lòng. Đúng lúc này, tâm sự với vợ, Thắng đề xuất đưa cả gia đình vào vùng kinh tế mới Đăk Nông, nơi mẹ anh ta đang sinh sống, để làm ăn. “Thuyền theo lái, gái theo chồng”, ngỡ Thắng thật lòng lo cho vợ con, gia đình, chị Hiền cũng thuận theo mà không ngờ, cuộc đời mình từ đây sẽ rẽ sang một bước ngoặt mới nhuốm màu bi kịch. Luật Sư Nguyễn Văn Nguyên kể lại những vụ án ly hôn với PV. Giai đoạn đầu vào vùng kinh tế mới, Thắng cũng nhận được ít rẫy trồng ngô, cà phê. Công việc nặng nhọc, nên chị Hiền cũng không giúp được gì nhiều mà chủ yếu ở nhà lo chuyện chăm sóc con cái, phụ bán sản phẩm vào mùa thu hoạch. Cuộc sống nhọc nhằn là thế, nhưng người vợ trẻ luôn tin sẽ đến một ngày, kinh tế gia đình khấm khá lên. Thắng thì ngược lại, sau mỗi lần đi rẫy, đi nương là tụ tập nhậu nhẹt bê tha cùng bạn bè. Những hôm về nhà trong trạng thái say khướt, gã lộ nguyên hình là kẻ vũ phu, khi nhẫn tâm cậy tủ lấy hết tiền bạc rồi đay nghiến, đánh đập vợ. Lần nào giải thích cho hành động ấy, Thắng cũng chỉ một câu: “Tao phải đánh mày để trả thù gia đình mày đã coi tao không ra gì, khiến tao khổ sở mới lấy được vợ”. Những màn bạo hành từ đấy diễn ra với mật độ dày đặc. Luật sư Chất kể: “Chị Hiền nói với tôi có lần đang ăn cơm, Thắng đi nhậu say về rồi không nói không rằng, lấy tay ụp cả nồi cơm nóng vào đầu vợ. Lần ấy, chị Hiền bị bỏng nặng, phải điều trị một thời gian dài mới khỏi. Có bận khác, cũng trong bộ dạng say xỉn, gã chồng vũ phu vô cớ lột hết quần áo, bắt trói vợ vào cột nhà sau đó dùng dây thừng đánh đập đến ngất xỉu. Đau lòng hơn, cả khi chị Hiền mang thai đứa con thứ hai, Thắng vẫn tàn nhẫn đấm đá, đến khi vợ đau đến mức sảy thai mới chịu dừng lại”. Cuộc chạy trốn kẻ vũ phu giải thoát bản thân Câu chuyện đến đây, dường như bị xúc động mạnh, luật sư Nguyên không nén nổi tiếng thở dài não nuột. Anh chia sẻ: “Lúc nghe đến đoạn chị Hiền nước mắt lưng tròng kể lại mình bị đánh đến sảy thai, tôi bức xúc hỏi: “Vì sao không ly dị ngay mà phải đợi đến tận bây giờ?”. Đáp lời tôi, chị ấy nghẹn ngào: “Tôi sợ!. Sự thật là tôi bị ám ảnh bởi suy nghĩ nếu đòi ly hôn thì anh ta sẽ đánh đập mình cho đến chết”. Cũng bởi nỗi ám ảnh kinh hoàng ấy, người phụ nữ bất hạnh lại phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”, vừa nuôi con, vừa cam chịu những trận đòn thừa sống thiếu chết. Thời gian trôi qua làm nguôi ngoai dần nỗi đau, chị lại sinh cho Thắng một đứa con gái nữa. Thế nhưng, sợi dây tình cảm mong manh ấy cũng không khiến gã chồng vũ phu có thêm một chút mủi lòng. Không thể chịu nổi cuộc sống “địa ngục trần gian”, chị Hiền âm thầm lập mưu chạy trốn từ Đăk Nông về quê ngoại tại Nghệ An. Chờ đến ngày mang cà phê và ngô ra chợ bán theo định kỳ để mua thức ăn cho cả gia đình, chị âm thầm lấy tiền mua vé xe khách ra đi. Hôm ấy là tròn 8 năm ngày chị Hiền theo chồng vào Đăk Nông làm kinh tế mới”. Về đến nhà ngoại, cha mẹ chị ai cũng kinh ngạc khi thấy con gái đi làm kinh tế mới sau mấy năm trở về thì trở nên quá tiều tụy. Nỗi uất hận dâng trào, chị không ngăn nổi hai dòng nước mắt, chạy ùa đến nép mình vào vai cha mong sự chở che. Lúc ấy, nhìn thấy khuôn mặt gầy gò hốc hác, cánh tay trần chằng chịt những vết sẹo của con gái, người cha từng trải việc đời đã lờ mờ hiểu chuyện khủng khiếp gì đã xảy ra với con gái mình. Ông không hỏi một lời mà chờ đến bữa cơm tối hôm đó, khi chị Hiền đã phần nào nguôi ngoai nỗi sợ, mới động viên để con gái kể lại toàn bộ khoảng thời gian sống chung đầy bi kịch với chồng. Quyết định tìm đến luật sư Nguyên để nhờ tư vấn, làm thủ tục ly hôn diễn ra sau đó như một hệ lụy tất yếu. Chia sẻ cùng người viết, luật sư Nguyên kể: “Khi vụ ly hôn này khép lại, chị Hiền được phân chia một nửa tài sản và giành quyền nuôi đứa con gái nhỏ. Hiện giờ, người phụ nữ bất hạnh này cũng đã về hẳn Nghệ An, sống yên bình bên cạnh gia đình. Nhưng từ sâu thẳm trong lòng, tôi hiểu nỗi cay đắng mà chị đã phải chịu, vết thương lòng từ những ngày tháng phải sống trong sự bạo hành thì chắc còn lâu lắm, chị mới có thể xóa nhòa được”. Gã chồng vũ phu đuổi đánh cả luật sư lẫn chính quyền Trò chuyện cùng người viết, luật sư Nguyên bảo: “Nắm được toàn bộ câu chuyện của chị Hiền, tôi phải cùng thân chủ vào tận Đăk Nông giải quyết. Giáp mặt Thắng, tôi mới tưởng tượng được hết sự bạo ngược của gã đàn ông này. Không chỉ dọa giết vợ, anh ta còn cầm hung khí đuổi đánh cả luật sư lẫn chính quyền sở tại. Khi ra tòa, Thắng cũng nhất quyết không chịu ly hôn. Nhưng trước những bằng chứng bạo hành không thể chối cãi còn hằn trên thân thể chị Hiền, Tòa án đã quyết định trả tự do cho người phụ nữ”.Hình minh họa.
(Theo Giadinh.net)