设为首页 - 加入收藏  
您的当前位置:首页 >Thể thao >Ukraine đứng giữa các xung đột chiến lược_đội hình arsenal 2003/04 正文

Ukraine đứng giữa các xung đột chiến lược_đội hình arsenal 2003/04

来源:PhongThuyBet编辑:Thể thao时间:2025-01-26 01:38:43

Ukraine đứng giữa các xung đột chiến lược

Thanh ThànhThanh Thành

(Dân trí) - Ukraine đang vướng phải những xung đột chiến lược giữa các nước đi của Tổng thống Nga Vladimir Putin, viện trợ của Tổng thống Mỹ Joe Biden và cái bóng của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.

Ukraine đứng giữa các xung đột chiến lược - 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ lúc đó là ông Donald Trump bắt tay khi gặp nhau tại Phần Lan vào năm 2018 (Ảnh: Reuters).

Hai động thái địa chính trị quan trọng - một của chính quyền ông Biden và một của ông Putin - dường như đã làm khiến cuộc chiến ở Ukraine thêm nhiều rủi ro. Những diễn biến này, diễn ra chỉ hơn 1 tháng trước khi Tổng thống đắc cử Trump trở lại Nhà Trắng, cho thấy rõ thế cục sẵn sàng cho những gì có thể là sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách đối ngoại của Mỹ. 

Tuyên bố của ông Trump về việc sẽ chấm dứt chiến sự Ukraine trong vòng 24 giờ sau khi lên nắm quyền đang nổi lên, làm tăng thêm tính cấp bách của phép tính chiến lược hiện tại.

Việc Tổng thống Biden "bật đèn xanh" cho phép Ukraine tấn công tên lửa ATACMS tầm xa vào sâu trong lãnh thổ của Nga đánh dấu sự thay đổi đáng kể so với chiến lược lâu nay của Mỹ.  Cùng với đó, khoản viện trợ quân sự mới trị giá gần 300 triệu USD, bao gồm cả mìn chống bộ binh, làm nổi bật sự tuyệt vọng của chính quyền ông Biden trong việc củng cố cho Kiev trước sức ép không ngừng nghỉ ở mặt trận phía đông.

Đối với Ukraine, các biện pháp này xảy đến vào thời điểm quan trọng, khi các lực lượng của nước này đang phải vật lộn để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trong bối cảnh các cuộc tấn công của Nga ngày càng leo thang.

Rõ ràng, sự thay đổi chính sách của Tổng thống sắp mãn nhiệm Biden được coi là phản ứng trước một diễn biến mới: Mỹ và phương Tây cáo buộc Triều Tiên triển khai hàng nghìn binh sĩ để tăng cường tuyến đầu cho Nga, một động thái mà cả Moscow và Bình Nhưỡng đều bác bỏ.

Nhưng Washington coi đây là một "sự leo thang lớn", thúc đẩy việc họ thay đổi lại các "ranh giới đỏ" của mình. Mặt khác, việc Tổng thống Putin nới lỏng các điều kiện sử dụng vũ khí hạt nhân cũng khiến Mỹ đứng ngồi không yên.

Tổn thất về nhân mạng là rất lớn và Ukraine hiện phải đối mặt với thách thức kép: Ngăn chặn đà tiến của Nga và chuẩn bị cho sự thay đổi chính trị ở Washington. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và chính quyền của ông phải giải mã cam kết mơ hồ của ông Trump về việc chấm dứt chiến tranh "trong 24 giờ" có thể có ý nghĩa gì trong thực tế.

Tổng thống đắc cử Trump, nổi tiếng là người khó hiểu và khó đoán, không xa lạ gì với những tuyên bố táo bạo. Ông Trump cũng không ngần ngại tỏ rõ sự ngưỡng mộ đối với Tổng thống Putin và tự xem mình là một "nhà đàm phán tài ba". Tuy nhiên, chính điều này lại vẽ nên một bức tranh phức tạp cho Ukraine. Tổng thống Zelensky, mặc dù hoài nghi vẫn tỏ ra thận trọng lạc quan, hy vọng ông Trump có thể ưu tiên một cách tiếp cận rộng hơn, mang tính chiến lược hơn là đưa ra thỏa thuận ngắn hạn.

Các quan chức Ukraine cho rằng, mục tiêu quan trọng nhất của ông Trump sẽ là thể hiện sức mạnh, một nỗ lực có thể định hình chính sách đối ngoại của ông. Họ cho rằng, lập trường này sẽ đòi hỏi những lựa chọn khó khăn: gây sức ép với cả Ukraine và Nga mà không làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Mỹ. 

Bất kỳ bước đi sai lầm nào cũng có thể ám ảnh ông Trump như cách cuộc chiến Afghanistan đã ám ảnh ông Biden, một vết thương trong chính sách đối ngoại vẫn còn âm ỉ cho đến nay. Nếu Ukraine trở thành "Afghanistan của ông Trump", hậu quả - đối với cả sự tồn tại của Ukraine và vị thế toàn cầu của Mỹ - có thể cũng nghiêm trọng không kém. Đây là một canh bạc không có gì đảm bảo, và sẽ thử thách giới hạn của sức mạnh, chiến lược và tài ngoại giao.

"Chắc chắn rằng chiến tranh sẽ kết thúc sớm hơn với các chính sách của nhóm hiện sẽ lãnh đạo Nhà Trắng. Đây là cách tiếp cận của họ, lời hứa của họ với công dân của họ", ông Zelensky nói trong một cuộc phỏng vấn với hãng truyền thông Suspilne của Ukraine.

Những phát biểu của Tổng thống Zelensky mang tính pha trộn giữa sự thẳng thắn và tính toán. Gần đây, ông Zelensky bày tỏ mong muốn chấm dứt chiến tranh thông qua ngoại giao vào năm 2025 nhưng ám chỉ rằng hòa bình có thể đến sớm hơn khi ông Trump nắm quyền Nhà Trắng.

Trong khi đó, Tổng thống Putin dường như coi thời điểm này là một sự tạm dừng chiến lược, một sự kiện đưa ông vào vị thế có lợi. Nga đã phát động cuộc tấn công trên không lớn nhất vào Ukraine trong 3 tháng, một lời nhắc nhở tàn khốc về những rủi ro trong tầm tay đối với Ukraine. Với nỗi lo về các cuộc tấn công tiếp theo ngày càng gia tăng, một số đại sứ quán phương Tây đã tạm thời đóng cửa hoạt động của họ.

Việc Nga tích trữ tên lửa Iskander và Kinzhal báo hiệu nhiều hơn là sự chuẩn bị về mặt chiến thuật; đó là một nỗ lực được tính toán để gửi đi một thông điệp trước khi chính quyền ông Trump nhậm chức. Mục tiêu của ông Putin rất rõ ràng: Tham gia bất kỳ cuộc đàm phán nào trong tương lai với vị thế mạnh mẽ không gì lay chuyển được.

Đối với Moscow, đây không phải là sự thỏa hiệp mà là việc ra điều khoản. Các động thái của Nga cho thấy một nỗ lực cố ý nhằm thử thách quyết tâm của Ukraine và tạo tiền đề cho các cuộc thảo luận với ông Trump. Đối với ông Zelensky, thách thức là rất lớn - duy trì khả năng phục hồi trong khi điều hướng một tương lai phụ thuộc nhiều vào chính trị bên ngoài cũng như vào chính chiến trường.

Nói một cách thực tế, ở Moscow, một sự tự tin thầm lặng đang lan tỏa, một niềm tin rằng sự kháng cự của Ukraine chỉ là khúc dạo đầu cho sự sụp đổ cuối cùng của nước này. Tuy nhiên, đến tháng 1/2025, phép tính có thể thay đổi.

Đối với ông Putin, việc ông Trump lên nắm quyền làm phức tạp con đường phía trước. Nhà lãnh đạo Nga sẽ phải giải quyết một thực tế mới: Ông Trump hiện đang nắm quyền. Việc leo thang chiến sự ở Ukraine có nguy cơ làm chệch hướng mọi cơ hội đạt được thỏa thuận có lợi. Tại Washington, gói viện trợ quân sự mới nhất của chính quyền Biden phản ánh cam kết của họ đối với sự tồn tại của Kiev.

Đạn dược, máy bay không người lái, tên lửa và mìn chống bộ binh mà phương Tây hỗ trợ cho Ukraine báo hiệu quyết tâm củng cố khả năng phòng thủ của Kiev. Quyết định cho phép Kiev sử dụng tên lửa ATACMS trên đất Nga là một sự leo thang được tính toán, một quyết định nhằm định hình lại chiến trường.

Tuy nhiên, thời điểm của động thái này là không thể nhầm lẫn: Nó vang vọng vượt ra ngoài cuộc xung đột trước mắt, vươn tới hành lang của nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Trump.

Theo Yahoo News
热门文章

    1.8839s , 7514.703125 kb

    Copyright © 2025 Powered by Ukraine đứng giữa các xung đột chiến lược_đội hình arsenal 2003/04,PhongThuyBet  

    sitemap

    Top