Hệ thống thanh toán điện tử đã bảo đảm kết nối liên thông giữa các ngân hàng,áttriểnthanhtoánđiệntửdựatrênnềntảngcôngnghệsốac milan vs torino các tổ chức trung gian thanh toán, các ví điện tử, đơn vị cung ứng dịch vụ công và các doanh nghiệp, tổ chức bán hàng, cung ứng dịch vụ… đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán của người dân, doanh nghiệp trong xu thế phát triển kinh tế số và bối cảnh giãn cách xã hội do tác động của đại dịch Covid-19.
Theo đại diện Vietcombank, trong 3 năm dịch bệnh, hành vi của người tiêu dùng Việt Nam đã thay đổi rõ rệt. Thanh toán không tiền mặt giờ đây xuất hiện mọi nơi trong cuộc sống của người dân. Có 2 nguyên nhân chính lý giải điều này: do quá trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, tiếp đó là tác động đa chiều của đại dịch khiến thanh toán số trở thành xu hướng tất yếu.
Nghiên cứu về thái độ thanh toán của người tiêu dùng được Công ty VISA công bố đầu tháng 6/2022 cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam đã nhanh chóng đón nhận hàng loạt các phương thức thanh toán kỹ thuật số và có sự thay đổi rõ rệt trong thói quen thanh toán. Cụ thể, 65% người tiêu dùng Việt mang ít tiền mặt hơn trong ví và 32% cho biết sẽ ngưng sử dụng tiền mặt sau đại dịch. Cùng với đó là sự tăng trưởng đáng kể của thanh toán không tiền mặt. Trong đó, gần 76% người tiêu dùng hiện tại sử dụng ví điện tử và tỷ lệ người sử dụng thẻ cao hơn (82%).
Bên cạnh đó, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán cũng tích cực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng công nghệ, lựa chọn giải pháp kỹ thuật tối ưu, tích hợp kết nối các dịch vụ khác như: viễn thông, y tế, bệnh viện, trường học, điện lực, nước sạch, thuế, hải quan, bảo hiểm, dịch vụ công... trong nền kinh tế. Các ngân hàng thương mại và tổ chức trung gian thanh toán đã thiết lập hệ sinh thái số và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán an toàn, tiện ích, nâng cao sự trải nghiệm, sự hài lòng của khách hàng.
Trong giai đoạn 2016-2020, hạ tầng kỹ thuật và công nghệ phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là thanh toán điện tử được chú trọng đầu tư, nâng cấp. Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, thông suốt, đáp ứng nhu cầu thanh toán liên ngân hàng trong toàn quốc. Bên cạnh đó, các phương tiện và dịch vụ thanh toán ngày càng phát triển, đa dạng hóa, góp phần thúc đẩy thanh toán điện tử, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân. Các đơn vị, đã chú trọng nghiên cứu, ứng dụng nhiều công nghệ mới, hiện đại vào hoạt động thanh toán như: Sử dụng mã phản hồi nhanh (QR Code), công nghệ mã hóa thông tin thẻ (Tokenization), thanh toán phi tiếp xúc, công nghệ mPOS... Các tổ chức tín dụng liên tục cập nhật các phiên bản Mobile Banking thế hệ mới với rất nhiều dịch vụ ngân hàng số, đặc biệt là xây dựng hệ sinh thái số với việc tích hợp dịch vụ ngân hàng với các dịch vụ thiết yếu
Nhờ đó, việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội đã trở thành thói quen của người dân ở khu vực đô thị và từng bước phát triển ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa; giảm các khoản chi phí cho nền kinh tế, cho các doanh nghiệp và cá nhân. Đồng thời, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để nâng cấp, phát triển kết cấu hạ tầng thanh toán, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh toán một cách thuận tiện, hiệu quả của tổ chức, cá nhân, thúc đẩy nền kinh tế hội nhập nhanh hơn với cộng đồng kinh tế quốc tế.
Theo Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025 của Chính phủ, mục tiêu cụ thể đến cuối năm 2025 giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần tổng sản phẩm quốc nội (GDP); thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%; từ 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ thanh toán của người dân; tăng số lượng cơ sở chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt lên trên 450.000 điểm.