Đó là chia sẻ của bà Vũ Thị Tú Anh,ácđịaphươngthúcđẩyhọctậptrọnđờivàxâydựngxãhộihọctậlịch bóng đá châu a hôm nay Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ GD-ĐT. Bà Tú Anh cho biết, hiện nay rất nhiều nước trên thế giới đã xây dựng các bộ luật, thể chế hóa khái niệm xã hội học tập vào trong quy định của nhà nước.
Học tập suốt đời bao gồm toàn bộ các hoạt động học tập dành cho mọi người ở mọi lứa tuổi, giới tính, trình độ giáo dục, trong mọi bối cảnh của cuộc sống; thông qua các phương thức học khác nhau; nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của từng nhóm người.
Hiện nay, nhiều tỉnh thành của Việt Nam đang tích cực thúc đẩy việc học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Chia sẻ về bài học kinh nghiệm trong công tác tổ chức triển khai xây dựng “Đơn vị học tập” trên địa bàn tỉnh, đại diện Sở GD-ĐT Lạng Sơn cho biết, không chỉ tại các cơ quan, tổ chức mà nhiều cá nhân, gia đình, thôn làng, khu phố tại đây cũng đều chung tay tạo ra một xã hội học tập. Trong đó, các địa phương đẩy mạnh hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Các mô hình như Gia đình hiếu học, Dòng họ hiếu học, Cộng đồng khuyến học với những nội dung, tiêu chí cụ thể, thiết thực ngày càng được nhân rộng. Ngoài ra, việc gắn kết chặt chẽ phong trào “Xây dựng xã hội học tập” với cuộc vận động “Nông thôn mới, đô thị văn minh” đã được đưa thành tiêu chuẩn, định kỳ bình xét, tổng kết đánh giá, biểu dương khen thưởng kịp thời.
Còn tại tỉnh Sơn La, ngoài việc xây dựng thành phố Sơn La để ghi danh vào mạng lưới “Thành phố học tập toàn cầu” hay đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong hoạt động khuyến học, khuyến tài, tỉnh này còn triển khai vận động Quỹ khuyến học Tô Hiệu.
Từ năm 2019 đến nay, học bổng này đã nhận được sự quan tâm ủng hộ của lãnh đạo các cấp, cơ quan, doanh nghiệp, thân nhân liệt sĩ Tô Hiệu, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh với tổng số tiền hơn 16 tỷ đồng.
Từ nguồn quỹ này, Hội Khuyến học tỉnh đã tặng học bổng cho học sinh, hỗ trợ học sinh nghèo tham gia chương trình học tiếng để đi lao động ở nước ngoài; hỗ trợ xây dựng trường học vùng biên giới; tặng các vận động viên đạt thành tích cao tại các giải đấu trong nước và quốc tế với 3.500 suất học bổng, tổng kinh phí hơn 2,8 tỷ đồng.
Tại tỉnh Yên Bái, với sự đa dạng về dân tộc, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, gặp không ít thách thức trong công tác giáo dục, tuy nhiên, các cấp hội khuyến học của tỉnh đã không ngừng tìm tòi và sáng tạo nhiều hoạt động hiệu quả.
Từ năm 2019 đến nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã mở 146 lớp xóa mù chữ với sự tham gia của trên 4.600 học viên. Bên cạnh đó, Hội Khuyến học cũng phối hợp với phòng chuyên môn các cấp tập huấn, bồi dưỡng chuyển giao kỹ thuật, dạy nghề thủ công truyền thống, mỗi năm tổ chức trên 1.000 lớp với hơn 50.000 lượt người tham gia.
Công tác xây dựng, phát triển Quỹ Khuyến học cũng được quan tâm, nhiều hình thức xây dựng quỹ được duy trì hiệu quả, hàng trăm nghìn học sinh, giáo viên được khen thưởng, nhận hỗ trợ từ Quỹ Khuyến học, khuyến tài các cấp. Nhờ sự chủ động và sáng tạo, Yên Bái lọt vào nhóm các tỉnh trong khu vực đi đầu về xây dựng xã hội học tập.
Theo Vụ Giáo dục Thường xuyên (Bộ GD-ĐT), một trong 4 mục tiêu của đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” là xây dựng các mô hình học tập “công dân học tập”, “quận, huyện, thành phố học tập” và “tỉnh, thành phố học tập” nhằm khuyến khích, tạo cơ hội công bằng, điều kiện thuận lợi cho mọi cá nhân được tham gia học tập, góp phần xây dựng xã hội học tập.
Thông qua đó, phấn đấu đến năm 2030, cả nước sẽ có 60% công dân đạt danh hiệu công dân học tập; 50% các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố được công nhận “Cộng đồng học tập” cấp huyện; 35% các tỉnh, thành phố được công nhận “Cộng đồng học tập” cấp tỉnh.
Quận Hoàn Kiếm tập trung phát triển quỹ khuyến học các cấpThời gian tới, Hội Khuyến học quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tập trung xây dựng và phát triển quỹ khuyến học ở các cấp hội nhằm quan tâm, giúp đỡ thiết thực đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn. 顶: 59踩: 2
评论专区