Xu thế thanh toán không dùng tiền mặt ở Hà Tĩnh tăng nhanh_sporting braga vs

 人参与 | 时间:2025-01-26 01:49:14

Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử ứng dụng công nghệ số,ếthanhtoánkhôngdùngtiềnmặtởHàTĩnhtăsporting braga vs như: ví điện tử, mobile banking, internet banking, mã QR... hoặc thanh toán gián tiếp thông qua các tổ chức tín dụng thay cho việc người mua và người bán trực tiếp trao đổi với nhau như thông lệ truyền thống.

Thanh toán không dùng tiền mặt giúp hạn chế lượng tiền mặt trong lưu thông hàng hóa, giảm chi phí xã hội, mở rộng không gian, rút ngắn thời gian cho quá trình mua bán hàng hóa và dịch vụ.

Hà Tĩnh 3.jpg
Trường Mầm non Trần Phú họp đánh giá công tác chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt năm học 2023 - 2024.

Trường Mầm non Trần Phú (TP Hà Tĩnh) là một trong những trường học đạt kết quả nổi bật trong quá trình chuyển đổi số lĩnh vực giáo dục, trong đó có thanh toán không dùng tiền mặt hoạt động thu - chi.

Cô Bùi Thị Hòa - Hiệu trưởng Trường Mầm non Trần Phú chia sẻ: “Nhà trường hiện có 9 lớp với 276 trẻ. Thời gian qua, chúng tôi đã linh hoạt triển khai các giải pháp để triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động thu – chi và nhận được sự đồng tình cao của các bậc phụ huynh. Đến nay, 100% phụ huynh đã thực hiện các khoản đóng nộp cho trẻ qua phần mềm. Việc làm này không chỉ giúp phụ huynh tiết kiệm thời gian, tạo thuận lợi trong giao dịch mà còn giúp nhà trường dễ dàng quản lý tài chính. Tới đây, chúng tôi sẽ đề xuất với ngân hàng tiếp tục đưa hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đi vào chiều sâu với việc cấp mã thanh toán cho từng học sinh để việc đóng nộp của phụ huynh diễn ra thuận lợi hơn”.

Trong lĩnh vực y tế, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt cũng đạt nhiều kết quả khả quan. Từ năm 2023, Bệnh viện Đa khoa TP Hà Tĩnh là đơn vị được lựa chọn thí điểm thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi là Đề án 06) trên địa bàn tỉnh, trong đó có nội dung đẩy mạnh thanh toán online.

Hà Tĩnh 4.jpg
Từ đầu năm lại nay, có gần 4.000 lượt bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa TP Hà Tĩnh thanh toán không dùng tiền mặt.

Bà Dương Thị Lân - Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Tài chính – Kế toán, Bệnh viện Đa khoa TP Hà Tĩnh cho hay: “Từ đầu năm đến nay đã có gần 4.000 lượt bệnh nhân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, tăng trên 23% so với cùng kỳ năm 2023. Hình thức thanh toán hiện đại này giúp bệnh nhân giảm chờ đợi và giảm nhân lực thực hiện công tác thanh toán cho bệnh viện. Thời gian tới, bệnh viện sẽ liên kết ngân hàng, thực hiện mã hóa thông tin bệnh nhân và số tiền viện phí trên phần mềm để tạo thuận lợi cho người bệnh trong quá trình thanh toán viện phí”.

Thanh toán không dùng tiền mặt là xu hướng tất yếu của nền kinh tế hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho cả người dân, doanh nghiệp và xã hội. Loại hình thanh toán hiện đại này tại Hà Tĩnh những năm gần đây phát triển nhờ sự mở rộng của dịch vụ ngân hàng số.

Vietcombank Hà Tĩnh là chi nhánh có số lượng khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt lớn. Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Hà – Trưởng phòng Dịch vụ Khách hàng, Vietcombank Hà Tĩnh, quý I/2024, chi nhánh đã phối hợp với Công an tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh và UBND các phường, xã trên địa bàn TP Hà Tĩnh đẩy mạnh phát triển tài khoản thanh toán lương hưu cho đối tượng người có công và hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, qua đó góp phần gia tăng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt.

Tính đến 30/4/2024, Vietcombank Hà Tĩnh đang phục vụ dịch vụ hơn 362.000 khách hàng cá nhân, trong đó có gần 250.000 khách hàng đăng ký ngân hàng số Vietcombank Digibank. Việc sử dụng dịch vụ này không chỉ tạo tiện ích cho khách hàng mà còn giúp Vietcombank đến gần hơn với mục tiêu phát triển ngân hàng số.

Hà Tĩnh 5.jpg
Nhân viên Vietcombank Hà Tĩnh hướng dẫn khách hàng sử dụng ngân hàng số.

Hiện nay, lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán online tại BIDV Hà Tĩnh cũng không ngừng gia tăng nhờ đẩy mạnh công tác truyền thông và các chính sách ưu đãi. Thực tiễn cho thấy, bên cạnh chi tiêu mua sắm hàng hóa, khách hàng cá nhân và các tổ chức, doanh nghiệp đã "chuộng" hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với các lĩnh vực y tế, giáo dục, an sinh xã hội.

Hiện nay, hệ thống ngân hàng Hà Tĩnh đang hướng khách hàng vào kênh thanh toán hiện đại, góp phần thực hiện mục tiêu số hóa ngành ngân hàng. Theo đó, bên cạnh việc đầu tư hạ tầng công nghệ mang tính cạnh tranh, tạo ra sự tiện ích trong các phần mềm thì các tổ chức tín dụng còn áp dụng các chính sách ưu đãi nhằm kích cầu khách hàng sử dụng dịch vụ.

Hà Tĩnh 6.jpg
Nhân viên BIDV Hà Tĩnh ra quân phủ sóng mã QR Code.

Thời gian qua NHNN Chi nhánh đã tăng cường chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục thực hiện các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số theo chỉ đạo của NHNN, của tỉnh. Trong đó, tiếp tục thực hiện đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt theo Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 14/1/2022 của UBND tỉnh. Nhờ đó, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục đạt được những kết quả tích cực, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, giáo dục, an sinh xã hội.

Tính đến ngày 30/4/2024, tỷ lệ khách hàng thanh toán tiền điện qua ngân hàng đạt trên 80%, tỷ lệ khách hàng thanh toán tiền nước qua ngân hàng và các đơn vị thu hộ hơn 80%. Số tiền học sinh nộp học phí và các khoản thu qua tài khoản ngân hàng chiếm tỷ lệ trên 82% tổng số tiền thu; số tiền thu viện phí qua ngân hàng chiếm tỷ lệ trên 28% trong tổng số tiền thu viện phí; tỷ lệ số đối tượng an sinh xã hội chi trả qua tài khoản đạt trên 68% tổng số đối tượng được hưởng an sinh xã hội.

TheoThu Phương(Báo Hà Tĩnh)

顶: 57踩: 53169