Thông tin trên được Tiến sĩ Nguyễn Thị Phúc - nhóm An ninh Y tế và các tình trạng Y tế Công cộng khẩn cấp,ácnguyênnhânhàngđầugâyrahàngtriệucabệnhliênquanthựcphẩkqbd benfica Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, cho biết tại Hội nghị quốc tế Kiểm nghiệm thực phẩm năm 2024 do Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm (Bộ Y tế) tổ chức.
Theo Tiến sĩ Phúc, ước tính trên thế giới cứ 10 người có 1 người bị bệnh liên quan đến thực phẩm. Mỗi năm, trên toàn cầu có 600 triệu người bị các bệnh lây truyền qua thực phẩm, gây ra 420.000 ca tử vong, 1/3 trong số này là trẻ em dưới 5 tuổi. Theo thống kê, 54% số ca bệnh do các tác nhân gây tiêu chảy và tử vong.
Tại Việt Nam, báo cáo của Quốc hội về Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) giai đoạn 2011-2016 cho thấy, có 7 bệnh phổ biến lây truyền qua thực phẩm. Mỗi năm có hơn 668.000 trường hợp mắc và 21 ca tử vong do bệnh lây truyền qua thực phấm.
Bác sĩ Phúc đã chỉ ra 31 mối nguy hiểm từ thực phẩm như: Novo virus, Campylobacter spp, Non-typhoidal S. enterica, Enteropathogenic E.coli (EPEC), Enterotoxigenic E. coli (ETEC)…
Một số tác nhân gây bệnh qua thực phẩm:
Tác nhân
Số ca bệnh
Tác nhân
Số ca bệnh
Novo virus
120 triệu
Enterotoxigenic E. coli (ETEC)
86 triệu
Campylobacter spp.
96 triệu
Salmonella Typhi
7,6 triệu
Non-typhoidal S. enterica
78 triệu
Hepatitis A
14 triệu
Enteropathogenic E.coli (EPEC)
23 triệu
Helminths
12 triệu
Theo bác sĩ Phúc, bệnh lây qua thực phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của WHO. Tuy nhiên, trở ngại lớn trong việc giải quyết thỏa đáng lo lắng trên là thiếu dữ liệu chính xác về mức độ và chi phí của các bệnh do thực phẩm để nhà hoạch định chính sách đặt ra các ưu tiên về sức khỏe công cộng và phân bổ nguồn lực.
Phát biểu tại hội nghị, ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết những năm gần đây, thực phẩm phong phú về chủng loại và đa dạng về mẫu mã lưu thông rộng rãi trên thị trường. Trong đó, một số thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Theo Thứ trưởng, cơ quan quản lý nhà nước đã đưa ra nhiều biện pháp tích cực nhằm tuyên truyền, nâng cao ý thức của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng. Đồng thời, chủ động phối hợp trong xây dựng quy định, chính sách pháp luật và đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý các cơ sở vi phạm quy định của pháp luật về ATTP. Việc kiểm nghiệm thực phẩm đưa ra kết quả chính xác sẽ đáp ứng kịp thời yêu cầu trong công tác quản lý về ATTP.
“Hiện nay, hệ thống kiểm nghiệm thực phẩm tại Việt Nam đã được đầu tư nhưng trang thiết bị hiện đại vẫn chủ yếu tập trung tại trung ương. Chúng ta đang tích cực nâng cao năng lực kiểm nghiệm đối với tuyến địa phương thông qua cải tạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật, từng bước đầu tư trang thiết bị, chuyển giao công nghệ, đào tạo nghiệp vụ”, Thứ trưởng Bộ Y tế nói.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Thị Hồng Hảo, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm, cho biết thêm, khoa học kiểm nghiệm thực phẩm là chuyên ngành đòi hỏi sự đầu tư đồng bộ từ phát triển nguồn nhân lực chuyên môn sâu đến xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Ngoài ra, bà Hảo cho rằng các phòng kiểm nghiệm cần chú trọng đẩy mạnh hoạt động đánh giá nguy cơ nhằm cung cấp các bằng chứng khoa học hỗ trợ công tác quản lý an toàn thực phẩm.
Tìm ra nguyên nhân khiến 54 sinh viên cao đẳng phải đi cấp cứu sau bữa cơm ở căng tinKết quả xét nghiệm cho thấy 54 sinh viên của Trường Cao đẳng Lào Cai từng phải nhập viện cấp cứu vì nhiễm vi khuẩn salmonella có trong 4 món ăn bán tại căng tin.