Bí quyết làm... chè đâm bán trăm chai mỗi ngày, dân thị trấn sống ổn_lịch thi đấu epl
Ông Nguyễn Văn Yến (thị trấn Quỳ Hợp,íquyếtlàmchèđâmbántrămchaimỗingàydânthịtrấnsốngổlịch thi đấu epl Nghệ An) khá nổi tiếng với quán nước chè nhỏ nhìn ra hồ Thung Mây. Khác với những quán nước khác, ông Yến không dùng nước sôi pha chè, mà hoàn toàn giã bằng tay để lấy nước. Cách chế biến đặc biệt cũng chính là tên gọi của thứ nước giải khát độc đáo ở huyện miền núi này.
"Nói là chè đâm, bởi phải đâm (giã) trong cối để lấy ra cái tinh túy của chè", ông Yến nói.
Nghe có vẻ đơn giản, nhưng việc giã chè, ngay cả con trai 25 tuổi của ông Yến cũng không đủ sức làm. Ông Yến nâng cái chày được làm bằng gỗ nghiến của mình lên, bảo: "Cái chày này nặng 3,5kg. Động tác giã phải nhanh, dứt khoát, đủ mạnh. Người không quen không làm được đâu".
Ở thị trấn Quỳ Hợp, ông Yến không phải là người duy nhất bán chè đâm. Thứ nước giải khát này được kế thừa của đồng bào Thái trên địa bàn huyện. Mặc dù đều chế biến từ lá, cành chè xanh giã nát nhưng mỗi nhà lại có bí quyết riêng, đảm bảo hương vị thơm, ngon, đậm đà, đặc trưng nhất.
Chị Trần Thị Thu An (thị trấn Quỳ Hợp) có một khoảnh vườn chuyên trồng chè, vừa phục vụ nhu cầu uống chè xanh của gia đình, vừa cung cấp cho các cơ sở chế biến chè đâm trên địa bàn.
Theo chị An, chè đâm phải sử dụng loại chè cổ, giống bản địa, không phải là chè công nghiệp. Quá trình chăm sóc chè không được bón phân hóa học hay dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Cây chè trên 30 năm tuổi, trồng ở vị trí thoáng nắng sẽ cho vị ngon nhất.
Chè phải được thu hoạch và sử dụng trong ngày, không để qua đêm mới giữ được hương vị ngon nhất khi đâm.
Chè sau khi được lựa chọn kỹ, rửa sạch, đưa vào cối giã. Quá trình giã sẽ được chế thêm nước đun sôi để nguội và đá lạnh nhằm giữ hương vị, màu sắc. Sau khoảng 10 phút, quá trình giã hoàn thành, đến công đoạn pha chế.
Với 7 năm kinh nghiệm chế biến chè đâm, ông Yến cho rằng, để chè giữ đúng vị, màu sắc đẹp phải sử dụng nước mưa đun sôi, để nguội, pha loãng hỗn hợp vừa giã. Nếu sử dụng nước giếng hoặc nước máy, chè sẽ bị bầm, không giữ được màu xanh ngọc.
Ông Yến dùng đũa đánh đều bã chè, hòa tan vào nước. Hỗn hợp này sau đó sẽ được lọc lấy nước, bỏ bã.
"Mùa hè, trung bình mỗi ngày tôi giã, bán khoảng trên 100 chai nước, mỗi chai 10.000 đồng, mùa đông khoảng 40-50 chai. Chúng tôi cũng đóng chai, bảo quản trong thùng xốp lạnh gửi ô tô cho khách ở thị xã Thái Hòa, Vinh (Nghệ An). Tuy nhiên, nước chè đâm chỉ sử dụng trong vòng 24 tiếng với điều kiện bảo quản mát", ông Yến chia sẻ.
Theo ông Yến, làm chè đâm không cần nhiều vốn, chỉ cần chịu khó, tỉ mỉ trong chế biến. Thứ nước giải khát độc đáo này mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình ông.
Anh Ngô Văn Hùng (trú thị trấn Quỳ Hợp) cho biết, chè đâm là thức uống giải khát được anh và các thành viên trong gia đình sử dụng hàng ngày.
"Nước chè đâm khi chạm môi sẽ có vị đắng, mùi thơm đặc trưng. Nhấp ngụm nước chè, chậm rãi thưởng thức sẽ cảm nhận được vị ngọt hậu. Không chỉ giải khát, nước chè đâm có tác dụng giải rượu rất tốt. Tối có uống nhiều rượu đến đâu, sáng mai làm một cốc chè đâm, tự nhiên thấy khoan khoái, tỉnh táo hẳn ra", anh Hùng chia sẻ.
Với những người dân sành uống, chè đâm phải được thưởng thức chung với kẹo lạc, cu đơ. Vị ngọt, chát, thơm, bùi của chè đâm sẽ "dậy" hơn khi ăn kẹo lạc.